CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI LỄ HỘI THÁI MIẾU NHÀ HẬU LÊ, PHƯỜNG ĐỒNG VỆ,THÀNH PHỐ THANH HÓA

Đăng lúc: 05/09/2023 (GMT+7)
100%

Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó chứa đựng các giá trị văn hoá truyền thống đã được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ như lối sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng,... Các giá trị ấy là những thành tố quan trọng cấu thành nền văn hoá truyền thống Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, các lễ hội hiện nay đều có sự biên đổi so với nguyên bản. Thái miếu nhà Hậu Lê ở phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hoá hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá – lịch sử của thế kỷ 17. Tuy nhiên hoạt động lễ hội tại Thái miếu đã có sự thay đổi về quy mô và giá trị so với trước kia.Có nhiều nguyên nhân dẫn đên sự thay đổi ấy. Bài viết này xin đề cập tới các các yếu tố tác động đến quá trình biến đổi lễ hội ở nơi đây.

 

1. Mối quan hệ giữa truyền thống và biến đổi

Việc duy trì và tổ chức lễ hội hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống tộc người, tăng cường tính cố kết cộng đồng và trao truyền văn hoá giữa các thế hệ. Lễ hội thái miếu nhà Hậu Lê còn có tính giáo dục lịch sử rất cao, là sự kết nối các giá trị quá khứ với hiện tại, là dịp để người dân tri ân với những người đã có công xây dựng và bảo trợ cho  dân tộc, là nơi hậu thế tỏ lòng kính ngưỡng với vương triều Hậu Lê hưng thịnh, kéo dài bậc nhất trong lịch sử phong kiến dân tộc. Ngày nay, điều kiện kinh tế  -xã hội càng lên cao, lễ hội truyền thống còn có thêm chức năng kinh tế, đặc biệt khai thác các giá trị của lễ hội phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của du khách.Qua những lễ tiết của lễ hội ta có thể thấy những bước phát triển rất cổ xưa của nền nông nghiệp. Từ những lễ phẩm trong lễ hội: xôi, gạo, cá, thịt, bánh, rượu… chính là hình ảnh của sự phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, một nền nông nghiệp có lịch sử rất lâu đời và có một địa vị rất quan trọng trong đời sống từ xưa đến nay của dân tộc, đã được lễ hội ghi nhận và phản ánh rõ ràng.Lễ hội hỗn dung các tầng văn hóa và các yếu tố văn hóa của tộc người trong tiến trình  lịch sử. Do vậy, lễ hội bảo lưu, nuôi dưỡng và phát triển nhiều truyền thống văn hóa trong cộng đồng. Có thể thấy, lễ hội truyền thống vẫn có một giá trị to lớn cả về tinh thần và kinh tế đối với nhân dân.

Các hoạt động của lễ hội truyền thống tái hiện lại cuộc sống hiện thực của con người, cộng đồng làng bản thông qua các trò chơi, trò diễn dân gian. Do đó lễ hội đã làm hồi sinh ý thức trở lại cội nguồn, nhiều giá trị văn hóa tộc người được tìm kiếm, khai thác và phát huy cho con cháu mai sau. Tuy nhiên, những mặt trái của kinh tế thị trường cũng được biểu hiện rõ nét trong lễ hội hiện nay. Đó là những hoạt động mua bán, kinh doanh  trong  lễ  hội  ngày  càng  mang  yếu  tố  thị  trường   làm  phai  nhạt  đi phần nào các giá trị cố kết của cộng đồng.

Thái miếu nhà Hậu Lê ở phường Đông Vệ - Thành phố Thành phố là một công trình còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trj về văn hóa từ thế kỷ XVII. Về lịch sử hình thành Thái miếu theo sử sách ghi lại để tri ân và tôn vinh công lao to lớn của vương triều Hậu Lê, năm 1805, vua Gia Long đã cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ - nay thuộc phường Đông Vệ (Thành phố Thanh Hóa) để phụng thờ các vị Hoàng đế, Hoàng Thái Hậu thời Hậu Lê. Theo đó, Thái miếu hiện đang lưu thờ bài vị của 27 vua nhà Hậu Lê cùng các Hoàng Thái Hậu. Trong đó có 4 thánh vị cổ của các vua Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Lê Gia Tông. Nơi đây còn thờ hai bậc khai quốc công thần là Nguyễn Trãi và Lê Lai.

Cho đến nay, lễ hội Thái miếu nhà hậu Lê vẫn được bảo lưu và phát huy các giá trị của nó. Tuy nhiên, cũng như các thành tố khác trong văn hóa tộc người, lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê không phải là bất biến, mà nó luôn có sự biến đổi để thích nghi với điều kiện mới. Do vậy,  bảo  tồn,  làm  giàu  và  phát  huy  các  giá  trị  văn  hóa  trong  lễ  hội  Thái miếu nhà Hậu Lê phục vụ cho sự phát triển hiện nay là rất cần thiết. Bài viết này chỉ ra các yếu tố dẫn đến sự thay đổi ấy. Từ việc tìm ra nguyên nhân để đưa ra các  giải pháp hữu hiệu nhằm từng bước khôi phục và phục dựng lại lễ hội truyền thống và các nghi lễ được tổ chức tại Thái Miếu.

2. Các yếu tố làm biến đổi lễ hội tại Thái miếu nhà Hậu Lê

2.1. Ảnh hưởng của thời gian và biến cố của lịch sử

Trong thời gian dài với những biến cố thăng trầm của thiên tai, chiến tranh, con người hay những biến cố trong những thời đại lịch sử khác nhau, lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê đã có những thay đổi so với nguyên mẫu của  nó và được thêm bớt bổ sung một số yếu tố của thời đại ngày nay. Với sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như chiến tranh, cùng với sự tháy đổi của nhu cầu và nhận thức của xã hội đã làm cho lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê thay đổi khá nhiều so với lễ hội lúc mới hình thành. Mặt khác, trong hoàn cảnh đất nước ta bị chiến tranh kéo dài từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ đã dẫn tới việc các di tích bị xuống cấp.Tuy nhiên, theo người dân địa phương, trong những năm chiến tranh, đã có không ít bom đạn máy bay giặc trút xuống làng Bố Vệ. Vậy nhưng, ngoài một số ảnh hưởng bên ngoài, gần như chưa có một quả bom nào trực tiếp rơi xuống di tích. Chính vì vậy mà hiện trạng di tích qua thời gian dài vẫn được giữ gìn. Mặc dù chiến tranh không phá hủy nghiêm trọng đến khu di tích nhưng do thời gian kéo dài đất nước phải dồn toàn lực cho công cuộc chóng giặc cứu nước. Do vậy, chúng ta không có điều kiện để trung tu tôn tạo và tổ chức thường xuyên lễ hội. Đặc biệt, sau cách mạng tháng 8 năm 1945, cùng với sự sụp đổ của chế độ của triều đình phong kiến cuối cùng  ở Việt Nam nhiều lễ hội truyền thống không còn  được tổ chức thường xuyên. Trong khoảng thời gian ấy nhiều lớp người xưa –  những người trực tiếp là chủ thể vàtham gia lễ hội không còn nữa trong khi đó cháu chắt của họ lại không được kế  tục  liên  tiếp  các  nghi  thức,  trò  chơi  trong  lễ  hội,  không  không  biết  và không nhớ các lễ hội xưa nên đã tạo ra sự “đứt gãy truyền thống”. Vậy nên cho  dù  chính  quyền  đã  nghiên  cứu,  sưu  tầm  tư  liệu  cũ  để  phục  hồi  lễ  hội truyền thống song sự biến đổi là điều tất nhiên. Như vậy,  vấn đề thời đại đã làm cho lễ hội và cách thức tổ chức lễ hội cũng tự bị mai một dần các nghi lễ cổ xưa và biến đổi cho phù hợp với thời đại ngày nay.

2.2. Tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội

Trong nhiều năm trở lại đây, các cấp chính quyền từ Trung  ương đến địa  phương đã quan tâm,  từng  bước cải  thiện đời sống  nhân dân, phát triển kinh tế thông qua việc định hướng cho người dân thay đổi các hoạt động kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng nguồn thu nhập. Đặc biệt, sự đầu tư trực tiếp của Nhà nước qua các chương trình, dự  án phát triển lớn; Hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách tự do lưu thông hàng hóa phát triển làm thay đổi các hoạt động và cơ cấu kinh tế. Từ đây, người dân biết đến  những  giá  trị  văn  hóa  mới  và  chấp  nhận  chúng  nhiều  hơn.  Đây  là  một trong những yếu tố làm thay đổi về quan niệm, cách thực hành  nghi lễ  và lễ vật thờ cúng trong các lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội Thái miếu nhà Hậu lê nói riêng.

Hơn nữa, sự phát triển của kinh tế kéo theo thông tin truyền thông và công nghệ cũngphát triển mạnh mẽ, là yếu tố quan trọng giúp các dân tộc gần nhau hơn. Cáccông cụ tiếp nhận truyền thông như: ti vi, radio, đài phát thanh, sách báo…đặc  biệt  là  các  thiết  bị  di  động  như  điện  thoại,  ipad,  máy  tính  có  kết  nối nternet,  mạng  xã  hội  như  facebook,  twitter,  youtube  đã  góp  phần  làm  thay đổi đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người dân.Qua quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, người dân đã  tiếp  nhận  những  yếu tố  mới  làm cho  văn  hóa thêm  phong phú, đa dạng.

Hơn nữa dưới sức ép dân số, thay đổi về mật độ dân cư cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi di sản Thái miếu nhà Hậu Lê. Nhu cầu quỹ đất yêu cầu đất ở, phục vụ  dân sinh, kinh doanh tăng lên đã ảnh hưởng xấu đến cảnh quan kiến  trúc di  sản truyền thống.

Mặt khác, kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh mặt tích cực và nhưng xưu thế mà khoa học kỹ thuật đưa lại nó cũng có nhưgnx hạn chế nhất định. Thái miếu nhà Hậu Lê là di sản vật chất hữu hình, là sản phẩm của sự tổ hợp và chế tác các thành phần vật liệu trên cơ sở các tri thức về kỹ thuật và công nghệ truyền thống, được thực  hiện bởi các kỹ  năng sử dựng công cụ truyền thống  của các  nghệ nhân xưa.  Tuy nhiên hiện nay, việc sử dụng các vật liệu thay thế hiện đại không mang tính truyền thống  trong quá trình trùng tu, tôn tạo đã làm biến đổi phần nào giá trị văn hóa của di sản.  Việc thay thế các vật liệu mới trong điều kiện nguyên vật liệu gỗ  (nhất  là  những  chủng  loại  gỗ  quý) khan  hiếm đã  phá  vỡ  tính nguyên gốc trong  kết cấu của di sản truyền thống.  Đồng thời, việc đưa các công cụ , máy móc, đặc biệt là máy móc về đồ gỗ,  sẽ làm giảm đi tính chân xác, biến đổi trong trùng tu di sản từ dó dẫn tới sự thya đổi của lễ hộin[i    

2.3. Công tác đánh giá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá và nhận thức của người dân.

Những năm gần đây, chúng ta đã tiến hành công tác bảo tồn lễ hội truyền thống theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước và tỉnh hàng năm thường xuyên dành một số kinh phí cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hoá trong lễ hội ở Thái miếu nhà Hậu Lê dưới nhiều hình  thức  như:  quay phim, chụp ảnh, in sách, ghi âm, sưu tầm hiện vật... Đồng thời giới thiệu rộng rãi những giá trị này trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Tuy nhiên công tác đánh giá, tu bổ và phát huy các giá trị văn hóa vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Với đậm đặc những giá trị vốn có, năm 1994 di tích Thái miếu nhà Hậu Lê đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Từ năm 1997 đến nay, di tích cũng trải qua những lần trùng tu quan trọng: giai đoạn 1999 - 2001 tu bổ kiến trúc Hậu điện; 2004 - 2006 đầu tư phục hồi tôn tạo nội thất đồ thờ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, du khách ghé thăm di tích không khó để nhận ra những dấu hiệu xuống cấp cần được quan tâm, tu bổ kịp thời.  Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Thái miếu nhà Hậu Lê sẽ được mở rộng với tổng diện tích 19.760m2 (hiện tại là hơn 4.200m2) được kỳ vọng bảo tồn giá trị di sản văn hóa, hoàn thiện không gian kiến trúc di tích; góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc... đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng cho người dân. Với nhiều hạng mục công trình đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật và nguồn đầu tư lớn cũng như đáp ứng quy định của Luật Di sản nên cần thời gian cho việc thực hiện. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại dự án vẫn chưa được khởi công, triển khai.

Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá nói chung hiện nay không chỉ là công việc của cơ quan chức năng mà nằm ngay trong hoạt động tích cực hàng ngày của người dân. Vì vậy, cần có cơ chế tốt để giáo dục, hướng dẫn cho nhân dân thấy được giá trị văn hoá của di tích nơi mình sinh sống đặc biệt là giá trị của lễ hội truyền thống và biết cách giữ gìn sao cho vừa giữ được nét đẹp văn hoá truyền thống vừa bắt nhịp được với cuộc sống hiện đại.

Những biến đổi trong lễ hội ở Thái miếu nhà Hậu lê hiện nay là kết quả tác động của nhiều yếu tố, nhiều chiều trong bối cảnh hiện đại hóa, đô thị hóa và kinh tế thị trường. Các nguyên của biến đổi chủ yếu như: Ảnh hưởng của thời gian và chiến tranh,  tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, công  tác đánh giá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa. Trên cơ sở dận diện các nguyên nhân tác động dẫn tới sự thay đổi của lễ hội tại Thái miếu nhà Hậu Lê, từ đó s đưa ra được các giải phápthiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội nơi đây. Với niềm kính ngưỡng và trân trọng những đóng góp to lớn của vương triều Hậu Lê, chính quyền, nhân dân địa phương và cả du khách khi về với xứ Thanh đều mong muốn lễ hội Thái miếu nhà Hậu lê sớm được phục dựng và tổ chức thường xuyên đông thời tôn tạo Khu di tích lịch sử để Thái miếu nhà Hậu Lê sớm được hiện thực hóa, xứng tầm với giá trị của di tích.

                                                                                               Tạ Thị Thủy

 

                                     TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đình  Quang  (Chủ  biên)  (2005),  Đời  sống  văn  hóa  đô  thị  và  khu  công nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội

2. Hoàng Phê (chủ biên), (1998), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học.

3. Bùi Hoài Sơn (2009),  Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

4. Viện Khoa học Công nghệ xây dựng (2003),  Khoa học công nghệ bảo tồn, trùng tu di tích kiến trúc, Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

Tác giả: TS. Tạ Thị Thủy