SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀN DÃ TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA TẠI TRƯỜNG VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Đăng lúc: 29/11/2018 (GMT+7)
Điền dã dân tộc học là một trong những phương thức quan trọng được tiến hành nhằm thu thập thông tin trực tiếp trên đối tượng nghiên cứu. Bất cứ nhà nghiên cứu văn hóa nào cũng phải trải qua nhiều lần sống trong một cộng đồng tộc người có nền văn hóa khác với mình để thu thập thông tin một cách đầy đủ và khách quan nhất về nền văn hóa đó.
Nghiên cứu văn hoá là một loại hình công việc đặc thù chiếm vị trí quan trọng trong khoa học xã hội ở Việt Nam với hai trường Đại học Văn hoá cùng hàng chục khoa, bộ môn văn hoá học ở các trường đại học; hàng chục viện, phân viện nghiên cứu trên cả nước, đó là chưa kể đến các cơ quan quản lý văn hoá từ Trung ương đến địa phương. Là nơi thực hiện chức năng đào tạo những người làm công tác văn hoá cho Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung, đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đang từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hướng đến chuẩn đầu ra phù hợp với thị trường lao động. Nhưng làm thế nào để sinh viên khi ra trường đạt được chuẩn đầu ra như đã xây dựng luôn là vấn đề cần nghiên cứu và phải cụ thể hóa ở từng ngành, từng lĩnh vực. Trong bài tham luận hội thảo này bước đầu đề cập việc rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành quản lý văn hóa, văn hóa du lịch, công tác xã hội ở Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa dựa trên cơ sở phân tích phương pháp sử dụng điền dã dân tộc học trong nghiên cứu văn hóa.
Trong buổi tọa đàm “Phương pháp và phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội” tại trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM TS. Patrick McAllister đã khẳng định: phương pháp luận chung được áp dụng trong các ngành khoa học nghiên cứu về con người như xã hội học, nhân học, địa lý, là điền dã dân tộc học –nhà nghiên cứu phải trực tiếp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu tại nơi mà họ sinh sống và cách họ sống, suy nghĩ trong chính môi trường sống của họ, con người qua quan sát, trải nghiệm thực tế. Hơn nữa, ông đưa ra 8 quan điểm của dân tộc học miêu tả: đối thoại, toàn diện, gắn với bối cảnh, tương đối, phi vị tộc (không xem văn hóa của mình là trung tâm, không so sánh sự cao thấp giữa các nền văn hóa), phổ quát, so sánh, phản thân (hoặc còn gọi là phản tư).
Điền dã là phương pháp mang tính đặc trưng của ngành dân tộc học. Đó là việc sống chung một thời gian với các tộc người mà mình định tìm hiểu, nghiên cứu. Quan sát, phỏng vấn và ghi chép về những gì đang diễn ra trong đời sống của họ. Phương pháp này bao gồm: 1) Quan sát, phỏng vấn và ghi chép về những điều các nhà dân tộc học quan tâm trên thực địa; 2) Chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, vẽ các sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong đời sống các dân tộc; 3) Khai thác các nguồn tư liệu thống kê về các dân tộc đó; 4) Lập phiếu điều tra (enquête; cg. phương pháp ăngket) trên thực địa. Do vai trò đặc biệt quan trọng của phương pháp điền dã này nên ngành dân tộc học một thời được thịnh hành với tên gọi: “Etnôgraphy” (A. Ethnography), có nghĩa là miêu tả các tộc người.
Mặc dù điền dã dân tộc học là phương pháp của riêng ngành dân tộc học nhưng nó lại là phương pháp được các nhà nghiên cứu văn hóa sử dụng như là một công cụ nghiên cứu văn hóa hữu hiệu nhất. Trong chương trình đào tạo bậc đại học tại các trường khoa học xã hội nhân văn, phương pháp này còn được coi như là một môn học bắt buộc đối với sinh viên.
Đối với trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, sinh viên được tiếp cận với phương pháp này qua 2 môn học là dân tộc học và xã hội học. Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp này nên trong chương trình đào tạo của ngành QLVH và VHDL, CTXH có chương trình thực tế và ngoại khóa nhằm bổ trợ cho sinh viên kỹ năng này. Tuy nhiên, các đợt thực tế chỉ kéo dài từ 3-5 ngày nên hiệu quả cho phương pháp này dù có đạt được nhưng không cao như mong đợi. Do để sử dụng phương pháp điền dã trong nghiên cứu văn hóa phải cần thời gian dài ngày có khi hàng năm trời mới có thể miêu tả được các dấu hiệu, biểu tượng văn hóa.
Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp này, bài viết này đưa ra các kiến nghị sau:
Thứ nhất, điền dã dân tộc học được xem là cách thức tiến hành thu thập các hệ thống thông tin chính xác và mang ý nghĩa thực tiễn liên quan đến đời sống xã hội của cộng đồng tộc người. Tuy nhiên, điền dã dân tộc học cũng chứa đựng hai mặt, ưu điểm và hạn chế của nó. Mặt ưu điểm là chiều sâu của thông tin, người học sẽ được tiếp xúc với người thật, việc thật, được đi lại nhiều và biết thêm nhiều điều, từ đó rèn giũa khả năng quan sát và phán đoán vấn đềMặt hạn chế là tốn nhiều thời gian.
Trong khi đó, do đặc thù là trường mới, số lượng sinh viên còn hạn chế và chủ yếu là sinh viên trong tỉnh Thanh Hóa, với khoảng hơn 50% sinh sống tại các huyện miền núi. Vì vậy, để giúp sinh viên có thể tận dụng được thời gian và vốn kiến thức về văn hóa địa phương và tộc người, giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên điền dã tại chính địa phương mình sinh sống. Bởi vì, theo TS. Patrick McAllister “Nghiên cứu trong khoa học xã hội không nhất thiết phải nghiên cứu những gì đó xa xôi, to tát mà cần nghiên cứu những gì gần gũi xung quanh mình, bởi cuộc sống có nhiều nhóm xã hội, nhiều đối tượng, tầng lớp khác nhau”.
Thứ hai là để việc điền dã tốn ít thời gian và đạt hiệu quả cao nhất, trước khi tổ chức đi điền dã cần hướng dẫn cho sinh viên chuẩn bị nội dung thật kỹ trước. Đầu tiên, quan trọng nhất, đó là người nghiên cứu phải xác định được rõ đề tài, vấn đề nghiên cứu và phạm vi, đối tượng điều tra phục vụ cho học phần nào. Bạn muốn làm nghiên cứu ở tỉnh nhà hay tỉnh khác, bạn dự định sẽ đi gặp gỡ những người nào. Đối với đối tượng điều tra, tùy từng đề tài mà việc tìm kiếm đối tượng dễ hay khó. Ví dụ khi muốn làm đề tài về “phản ứng của sinh viên với thần tượng” học phần xã hội học thì bạn chỉ cần đi vào trường đại học và túm bất kỳ 1 sinh viên nào đó trên đường là có thể hoàn thành phỏng vấn. Nhưng nếu như bạn muốn làm đề tài về “bạo lực gia đình” trong môn văn hóa gia đình thì việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn nhiều. Bạn chỉ có thể lên danh sách một vài người mà bạn biết. Và thông thường ở trường hợp này, người nghiên cứu thường áp dụng lấy mẫu “quả cầu lăn”, tức là phỏng vấn xong người thứ 1 thì sẽ nhờ họ giới thiệu người thứ 2, người thứ 3... Hay nếu muốn tìm hiểu về làng nghề thủ công nào đó, phục vụ cho học phần làng xã Việt Nam bạn bắt buộc phải chọn một làng nghề tiêu biểu, gặp gỡ các nghệ nhân để phỏng vấn, tham dự vào quá trình sản xuất ra sản phẩm...
Tiếp theo, người nghiên cứu phải chuẩn bị trước một danh sách những câu hỏi sẽ được dùng trong phỏng vấn.
Vật dụng mà người nghiên cứu cần phải luôn luôn mang theo: máy ghi âm, pin, máy ảnh, bút, giấy, quà (để tặng cho người được phỏng vấn)
Quá trình điền dã:
– Gọi điện hẹn trước đối tượng phỏng vấn.
– Đến chỗ hẹn đúng giờ.
– Bắt đầu quá trình phỏng vấn.
Đây là việc gian nan khổ ải nhất trong quá trình điền dã, và có 1 vài điểm lưu ý như sau: Một cuộc phỏng vấn phải kéo dài ít nhất 40 phút và không giới hạn thời gian.
Mặc dù bạn đã chuẩn bị trước danh sách câu hỏi ở nhà, nhưng phỏng vấn không có nghĩa là bạn mang danh sách đó ra, đọc câu hỏi để họ trả lời. Đối với luận văn thạc sỹ, khi mà đề tài nghiên cứu tương đối phức tạp, thì khi mở đầu một cuộc phỏng vấn, bạn nên bắt đầu từ những câu hỏi thân thuộc nhất như hỏi người được phỏng vấn những vấn đề cơ bản: tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán. Nếu bạn và họ có một điểm chung nào đó (cùng quê, cùng tuổi, từng làm cùng công ty) thì hãy lợi dụng ngay thông tin này để tán chuyện với họ và tạo dựng một mối liên kết thân mật giữa hai người. Như vậy cuộc phỏng vấn sẽ dễ dàng hơn. Khi không khí nói chuyện đã không còn xa lạ, bạn có thể hỏi vào những vấn đề bạn cần tìm hiểu. Đặc biệt lưu ý: không cầm danh sách câu hỏi trên tay để đọc ra. Tất cả những câu hỏi nên xuất phát từ trong đầu bạn.
Kết thúc phỏng vấn: tặng quà họ, trao đổi số điện thoại, nhờ họ giới thiệu người tiếp theo, đề nghị chụp chung một bức ảnh với họ, xin phép được chụp ảnh chỗ làm/ chỗ ở của họ v.v… (hãy chụp nhiều ảnh nhất có thể, kể cả những thứ bạn cho rằng ko liên quan, vì rất có thể sau này sẽ cần dùng đến)
Sau khi phỏng vấn: viết lại nhật ký điền dã. Tức là viết lại hôm nay bạn đã đi gặp những ai, đó là những người như thế nào, nơi hẹn phỏng vấn là nơi nào, họ đi mấy người, không khí nói chuyện có thoải mái không … Hãy ghi chép lại một cách tỷ mỷ cẩn thận nhất những gì đã xảy ra, vì việc này rất có ích khi bạn viết luận văn hoặc tiểu luận.
– Công việc cuối cùng của điều tra điền dã là chuyển toàn bộ bản ghi âm thành bản word, tức là bạn nghe lại file ghi âm và đánh ra văn bản word. Nguyên tắc: hãy đánh chính xác từng từ từng chữ xuất hiện trong cuộc nói chuyện, kể cả những lúc họ ậm ừ cũng phải đánh vào, kể cả những câu mình tưởng là không hề liên quan đến đề tài cũng đánh vào, không được rút gọn bất cứ thứ gì. Bởi vì khi bạn viết luận văn, sẽ có lúc bạn phải trích dẫn lời người được phỏng vấn, và trong quá trình viết luận văn, nhiều khi bạn sẽ nảy sinh ra những ý tưởng mới và phải sử dụng những chi tiết mà lúc đầu bạn tưởng không quan trọng. Thông thường bạn sẽ mất khoảng 3 đến 5 tiếng để đánh lại một đoạn ghi âm dài 1 tiếng.
Phương pháp điền dã là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu văn hóa giúp tạo ra những dữ liệu phong phú và chi tiết về cuộc sống hàng ngày của xã hội, các tổ chức và các nền văn hóa. Người học thu thập thông tin này thông qua các cuộc phỏng vấn, ghi âm thanh và quan sát mở rộng (extensive observation) trong đó họ ghi chép tỉ mỉ các nội dung. Thông qua quan sát và hòa mình trong các thiết lập mà họ quan sát, người học học hỏi được về phong tục, tín ngưỡng, nghi lễ và thậm chí cả ngôn ngữ. Việc ghi chép trong nghiên cứu thực địa cho phép sinh viên quan sát và trải nghiệm các nền văn hóa của các xã hội và các nhóm khác nhau trực tiếp trong môi trường tự nhiên của họ hơn là trong môi trường phòng thí nghiệm kiểm soát các nghiên cứu khoa học khác. Những trải nghiệm mà các em trải qua ở thực địa thông qua các ghi chép chính là những bài học quý và là bức tranh nhiều màu sắc truyền cho các em sự đam mê học hỏi và nghiên cứu
Trong buổi tọa đàm “Phương pháp và phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội” tại trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM TS. Patrick McAllister đã khẳng định: phương pháp luận chung được áp dụng trong các ngành khoa học nghiên cứu về con người như xã hội học, nhân học, địa lý, là điền dã dân tộc học –nhà nghiên cứu phải trực tiếp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu tại nơi mà họ sinh sống và cách họ sống, suy nghĩ trong chính môi trường sống của họ, con người qua quan sát, trải nghiệm thực tế. Hơn nữa, ông đưa ra 8 quan điểm của dân tộc học miêu tả: đối thoại, toàn diện, gắn với bối cảnh, tương đối, phi vị tộc (không xem văn hóa của mình là trung tâm, không so sánh sự cao thấp giữa các nền văn hóa), phổ quát, so sánh, phản thân (hoặc còn gọi là phản tư).
Điền dã là phương pháp mang tính đặc trưng của ngành dân tộc học. Đó là việc sống chung một thời gian với các tộc người mà mình định tìm hiểu, nghiên cứu. Quan sát, phỏng vấn và ghi chép về những gì đang diễn ra trong đời sống của họ. Phương pháp này bao gồm: 1) Quan sát, phỏng vấn và ghi chép về những điều các nhà dân tộc học quan tâm trên thực địa; 2) Chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, vẽ các sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong đời sống các dân tộc; 3) Khai thác các nguồn tư liệu thống kê về các dân tộc đó; 4) Lập phiếu điều tra (enquête; cg. phương pháp ăngket) trên thực địa. Do vai trò đặc biệt quan trọng của phương pháp điền dã này nên ngành dân tộc học một thời được thịnh hành với tên gọi: “Etnôgraphy” (A. Ethnography), có nghĩa là miêu tả các tộc người.
Mặc dù điền dã dân tộc học là phương pháp của riêng ngành dân tộc học nhưng nó lại là phương pháp được các nhà nghiên cứu văn hóa sử dụng như là một công cụ nghiên cứu văn hóa hữu hiệu nhất. Trong chương trình đào tạo bậc đại học tại các trường khoa học xã hội nhân văn, phương pháp này còn được coi như là một môn học bắt buộc đối với sinh viên.
Đối với trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, sinh viên được tiếp cận với phương pháp này qua 2 môn học là dân tộc học và xã hội học. Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp này nên trong chương trình đào tạo của ngành QLVH và VHDL, CTXH có chương trình thực tế và ngoại khóa nhằm bổ trợ cho sinh viên kỹ năng này. Tuy nhiên, các đợt thực tế chỉ kéo dài từ 3-5 ngày nên hiệu quả cho phương pháp này dù có đạt được nhưng không cao như mong đợi. Do để sử dụng phương pháp điền dã trong nghiên cứu văn hóa phải cần thời gian dài ngày có khi hàng năm trời mới có thể miêu tả được các dấu hiệu, biểu tượng văn hóa.
Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp này, bài viết này đưa ra các kiến nghị sau:
Thứ nhất, điền dã dân tộc học được xem là cách thức tiến hành thu thập các hệ thống thông tin chính xác và mang ý nghĩa thực tiễn liên quan đến đời sống xã hội của cộng đồng tộc người. Tuy nhiên, điền dã dân tộc học cũng chứa đựng hai mặt, ưu điểm và hạn chế của nó. Mặt ưu điểm là chiều sâu của thông tin, người học sẽ được tiếp xúc với người thật, việc thật, được đi lại nhiều và biết thêm nhiều điều, từ đó rèn giũa khả năng quan sát và phán đoán vấn đềMặt hạn chế là tốn nhiều thời gian.
Trong khi đó, do đặc thù là trường mới, số lượng sinh viên còn hạn chế và chủ yếu là sinh viên trong tỉnh Thanh Hóa, với khoảng hơn 50% sinh sống tại các huyện miền núi. Vì vậy, để giúp sinh viên có thể tận dụng được thời gian và vốn kiến thức về văn hóa địa phương và tộc người, giảng viên có thể hướng dẫn sinh viên điền dã tại chính địa phương mình sinh sống. Bởi vì, theo TS. Patrick McAllister “Nghiên cứu trong khoa học xã hội không nhất thiết phải nghiên cứu những gì đó xa xôi, to tát mà cần nghiên cứu những gì gần gũi xung quanh mình, bởi cuộc sống có nhiều nhóm xã hội, nhiều đối tượng, tầng lớp khác nhau”.
Thứ hai là để việc điền dã tốn ít thời gian và đạt hiệu quả cao nhất, trước khi tổ chức đi điền dã cần hướng dẫn cho sinh viên chuẩn bị nội dung thật kỹ trước. Đầu tiên, quan trọng nhất, đó là người nghiên cứu phải xác định được rõ đề tài, vấn đề nghiên cứu và phạm vi, đối tượng điều tra phục vụ cho học phần nào. Bạn muốn làm nghiên cứu ở tỉnh nhà hay tỉnh khác, bạn dự định sẽ đi gặp gỡ những người nào. Đối với đối tượng điều tra, tùy từng đề tài mà việc tìm kiếm đối tượng dễ hay khó. Ví dụ khi muốn làm đề tài về “phản ứng của sinh viên với thần tượng” học phần xã hội học thì bạn chỉ cần đi vào trường đại học và túm bất kỳ 1 sinh viên nào đó trên đường là có thể hoàn thành phỏng vấn. Nhưng nếu như bạn muốn làm đề tài về “bạo lực gia đình” trong môn văn hóa gia đình thì việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn nhiều. Bạn chỉ có thể lên danh sách một vài người mà bạn biết. Và thông thường ở trường hợp này, người nghiên cứu thường áp dụng lấy mẫu “quả cầu lăn”, tức là phỏng vấn xong người thứ 1 thì sẽ nhờ họ giới thiệu người thứ 2, người thứ 3... Hay nếu muốn tìm hiểu về làng nghề thủ công nào đó, phục vụ cho học phần làng xã Việt Nam bạn bắt buộc phải chọn một làng nghề tiêu biểu, gặp gỡ các nghệ nhân để phỏng vấn, tham dự vào quá trình sản xuất ra sản phẩm...
Tiếp theo, người nghiên cứu phải chuẩn bị trước một danh sách những câu hỏi sẽ được dùng trong phỏng vấn.
Vật dụng mà người nghiên cứu cần phải luôn luôn mang theo: máy ghi âm, pin, máy ảnh, bút, giấy, quà (để tặng cho người được phỏng vấn)
Quá trình điền dã:
– Gọi điện hẹn trước đối tượng phỏng vấn.
– Đến chỗ hẹn đúng giờ.
– Bắt đầu quá trình phỏng vấn.
Đây là việc gian nan khổ ải nhất trong quá trình điền dã, và có 1 vài điểm lưu ý như sau: Một cuộc phỏng vấn phải kéo dài ít nhất 40 phút và không giới hạn thời gian.
Mặc dù bạn đã chuẩn bị trước danh sách câu hỏi ở nhà, nhưng phỏng vấn không có nghĩa là bạn mang danh sách đó ra, đọc câu hỏi để họ trả lời. Đối với luận văn thạc sỹ, khi mà đề tài nghiên cứu tương đối phức tạp, thì khi mở đầu một cuộc phỏng vấn, bạn nên bắt đầu từ những câu hỏi thân thuộc nhất như hỏi người được phỏng vấn những vấn đề cơ bản: tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán. Nếu bạn và họ có một điểm chung nào đó (cùng quê, cùng tuổi, từng làm cùng công ty) thì hãy lợi dụng ngay thông tin này để tán chuyện với họ và tạo dựng một mối liên kết thân mật giữa hai người. Như vậy cuộc phỏng vấn sẽ dễ dàng hơn. Khi không khí nói chuyện đã không còn xa lạ, bạn có thể hỏi vào những vấn đề bạn cần tìm hiểu. Đặc biệt lưu ý: không cầm danh sách câu hỏi trên tay để đọc ra. Tất cả những câu hỏi nên xuất phát từ trong đầu bạn.
Kết thúc phỏng vấn: tặng quà họ, trao đổi số điện thoại, nhờ họ giới thiệu người tiếp theo, đề nghị chụp chung một bức ảnh với họ, xin phép được chụp ảnh chỗ làm/ chỗ ở của họ v.v… (hãy chụp nhiều ảnh nhất có thể, kể cả những thứ bạn cho rằng ko liên quan, vì rất có thể sau này sẽ cần dùng đến)
Sau khi phỏng vấn: viết lại nhật ký điền dã. Tức là viết lại hôm nay bạn đã đi gặp những ai, đó là những người như thế nào, nơi hẹn phỏng vấn là nơi nào, họ đi mấy người, không khí nói chuyện có thoải mái không … Hãy ghi chép lại một cách tỷ mỷ cẩn thận nhất những gì đã xảy ra, vì việc này rất có ích khi bạn viết luận văn hoặc tiểu luận.
– Công việc cuối cùng của điều tra điền dã là chuyển toàn bộ bản ghi âm thành bản word, tức là bạn nghe lại file ghi âm và đánh ra văn bản word. Nguyên tắc: hãy đánh chính xác từng từ từng chữ xuất hiện trong cuộc nói chuyện, kể cả những lúc họ ậm ừ cũng phải đánh vào, kể cả những câu mình tưởng là không hề liên quan đến đề tài cũng đánh vào, không được rút gọn bất cứ thứ gì. Bởi vì khi bạn viết luận văn, sẽ có lúc bạn phải trích dẫn lời người được phỏng vấn, và trong quá trình viết luận văn, nhiều khi bạn sẽ nảy sinh ra những ý tưởng mới và phải sử dụng những chi tiết mà lúc đầu bạn tưởng không quan trọng. Thông thường bạn sẽ mất khoảng 3 đến 5 tiếng để đánh lại một đoạn ghi âm dài 1 tiếng.
Phương pháp điền dã là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu văn hóa giúp tạo ra những dữ liệu phong phú và chi tiết về cuộc sống hàng ngày của xã hội, các tổ chức và các nền văn hóa. Người học thu thập thông tin này thông qua các cuộc phỏng vấn, ghi âm thanh và quan sát mở rộng (extensive observation) trong đó họ ghi chép tỉ mỉ các nội dung. Thông qua quan sát và hòa mình trong các thiết lập mà họ quan sát, người học học hỏi được về phong tục, tín ngưỡng, nghi lễ và thậm chí cả ngôn ngữ. Việc ghi chép trong nghiên cứu thực địa cho phép sinh viên quan sát và trải nghiệm các nền văn hóa của các xã hội và các nhóm khác nhau trực tiếp trong môi trường tự nhiên của họ hơn là trong môi trường phòng thí nghiệm kiểm soát các nghiên cứu khoa học khác. Những trải nghiệm mà các em trải qua ở thực địa thông qua các ghi chép chính là những bài học quý và là bức tranh nhiều màu sắc truyền cho các em sự đam mê học hỏi và nghiên cứu
Các tin khác
- KẾ HOẠCH HỘI THẢO KHOA HỌC KHOA VĂN HÓA- THÔNG TIN
- KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN THAM DỰ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CƠ SỞ NĂM 2023
- TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN – ĐIỂM NHẤN CỦA VĂN HÓA HÀM RỒNG
- TÍNH BIỂU TƯỢNG TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT
- BẢNG MÔN ĐÌNH – NƠI TÔN VINH NHO GIÁO VÀ ĐẠO HỌC
- YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI LỄ HỘI THÁI MIẾU NHÀ HẬU LÊ, PHƯỜNG ĐỒNG VỆ,THÀNH PHỐ THANH HÓA
- TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA HIỆN NAY.
- QUYẾT ĐỊNH NGHIỆM THU ĐỀ TÀI SINH VIÊN NĂM HỌC 2022-2023
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- HÀM RỒNG - VÙNG ĐẤT TÍCH TỤ NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA ĐẶC BIỆT