CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI BẢO TỒN VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN THƯỜNG XUÂN, THANH HÓA

Đăng lúc: 03/11/2022 (GMT+7)
100%

Du lịch đem lại cơ hội lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và gián tiếp thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Du lịch cũng cho thấy những tác động tích cực trong phát triển văn hóa, xã hội và môi trường. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, du lịch cộng đồng còn đem lại cơ hội nâng cao nhận thức, năng lực cho cộng đồng địa phương đồng thời khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa, phong tục, lối sống truyền thống. Định hướng đưa du lịch cộng đồng trở thành một mũi nhọn mới cho phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, đặc biệt là những vùng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch đã được đặt ra tại Thanh Hóa trong đó có huyện Thường Xuân

  1. Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Thường Xuân

Huyện Thường Xuân là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng hơn 50km về phía Tây Nam, giáp với các huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Như Xuân và Như Thanh (Thanh Hóa), Quế Phong (Nghệ An) và huyện Sầm Tớ (tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào). Huyện Thường Xuân có vị trí đặc biệt với 17km biên giới giáp với nước bạn Lào, địa bàn huyện gần Cảng hàng không Thọ Xuân (16km), Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (9km), có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua là điều kiện thuận lợi để kết nối các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Điều kiện vị trí này, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội nói chung và cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói riêng đem lại nhiều cơ hội cho phát triển du lịch huyện Thường Xuân, trong đó có du lịch cộng đồng.

Địa bàn huyện có diện tích 110.717,35 km2 trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bao gồm từ đồng bằng đến miền núi cao, tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cảnh quan là lợi thế lớn thu hút khách du lịch tới địa phương. Đặc biệt, KBT Thiên nhiên Xuân Liên, nơi có cảnh quan núi rừng hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, trải rộng trên một địa bàn lớn với nhiều dạng địa hình, tạo nên sự đa dạng sinh học vào hạng bậc nhất Việt Nam, được đánh giá là 1 trong 5 khu bảo tồn có đa dạng sinh học lớn nhất, với 1.142 loài thực vật bậc cao và 1.631 loài động vật. Cùng với đó là hệ thống hồ thủy lợi, thủy điện mà nổi bật là hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt, Xuân Minh…với hệ thống các đảo, vùng ven bờ có cảnh quan đẹp, đa dạng về sinh thái, là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch. Những tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn của Thường Xuân còn được tô điểm bởi hệ thống các hang động và thác nước đẹp như thác Thiên Thủy, thác Trai Gái, hang Cáu, thác Hón Yên...

Bên cạnh các giá trị sinh thái nổi bật, Thường Xuân còn được biết tới với các giá trị văn hóa, lịch sử, dân tộc. Tại Thường Xuân có hệ thống di tích gắn với khởi nghĩa Lam Sơn, là điểm nhấn trong chuyến hành trình tìm hiểu văn hóa dân tộc Việt Nam trong một giai đoạn hào hùng của lịch sử, một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn của Thanh Hóa hiện tại và tương lai, kết nối nhiều địa phương trong tỉnh.

Một giá trị đặc sắc văn hóa tại Thường Xuân còn được gìn giữ đó là văn hóa dân tộc của người Thái chiếm tới 55% dân số của huyện, phân bố tập trung tại các xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Gắn với thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ, những bản sắc, lối sống, văn hóa truyền thống của người Thái còn được lưu giữ khá đậm nét và nhiều nơi còn khá “nguyên bản”. Nhiều bản làng còn giữ được nếp nhà sàn truyền thống, giữ được từ cách ăn mặc tới các lối sống truyền thống.Đặc biệt, bản làng nằm sâu trong vùng núi, giữa vùng lõi của khu bảo tồnnhư ở các thôn Vịn, thôn Đục (Xã Bát Mọt) còn giữ được nhiều giá trị truyền thống“nguyên bản” với các nhà sàn cổ, nghề truyền thống và nhiều hoạt động văn nghệ đặc sắc.

Văn hóa ẩm thực: Có thể kể đến các món ăn đặc trưng của người Thái như cơm lam, cá nướng, canh uôi, các loại chẻo, đồ chấm… Người Thái ưa hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của các món nướng. Những món nướng thường được người Thái tẩm ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị được ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối… Món cá nướng hay còn gọi là món “pỉnh tộp” cũng là một trong những món ăn đặc trưng của người Thái ở huyện Thường Xuân. Ngoài các món chế biến từ thịt, cá, người Thái còn chế biến các món luộc, xào, canh, nộm… Nguyên liệu chế biến chủ yếu lấy từ thiên nhiên qua việc hái lượm, các loại rau sử dụng như: măng, mộc nhĩ, nấm, củ quả, rêu đá và các loại cây và rau rừng… Đặc biệt nơi đây còn được tự nhiên ưu đãi với các loại đặc sản như: cá mướn, cá xứt mũi, cá thiết lình, cá lăng, cá leo, lợn cỏ, gà đồi... mà hiếm nơi nào có được. Chính những nét độc đáo trong chế biến món ăn cũng như những nguyên liệu dân dã đã tạo nên văn hóa đặc sắc của người Thái tại Thường Xuân.

  1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

 Là địa phương thuộc phía Tây tỉnh Thanh HóaTrong phát triển du lịch cộng đồng, huyện Thường Xuân đã xây dựng và triển khai một số chương trình phát triển du lịch cộng đồng tại một số điểm cụ thể như tại thôn Thanh Xuân (xã Xuân Cẩm), thôn Vịn (xã Bát Mọt). Lượng khách du lịch cộng đồng tới địa bàn huyện đã tăng nhanh từ giai đoạn 2015 - 2018, nhưng khách tới các thôn/ bản phát triển du lịch cộng đồng chỉ mới dừng lại ở việc tham quan và thưởng thức ẩm thực, lượng khách ở lại lưu trú thấp do chưa có hệ thống dịch vụ du lịch đặc sắc tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Bảng 1: Lượng khách và doanh thu du lịch huyện Thường Xuân giai đoạn 2011 - 2018

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

1

 

Tổng lượt khách đến

 

73.082

124.150

123.600

85.500

83.800

83.000

86.000

89.325

Khách DLCĐ

lượt

82

150

400

550

1.800

2.000

5.000

6.325

Các đối tượng khác

lượt

73.000

124.000

123.200

84.950

82.000

81.000

81.000

83.000

2

 

Số khách lưu trú

 

6.580

11.175

11.108

7.672

7.473

7.426

7.500

7.870

Khách DLCĐ

ngày

10

15

20

26

93

136

210

400

Các đối tượng khác

ngày

6.570

11.160

11.088

7.646

7.380

7.290

7.290

7.470

3

 

Số ngày lưu trú bình quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khách DLCĐ

ngày

1,05

1,05

1,05

1,05

1,05

1,05

1,05

1,05

Các đối tượng khác

ngày

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

4

 

Chi tiêu của khách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khách DLCĐ

ng.đ/ ngày

200

200

250

250

270

300

300

420

Các đối tượng khác

Ng.đ/

ngày

100

100

130

130

150

150

170

170

5

 

Tổng thu du lịch

 

2.207

3.752

4.910

3.457

4.200

4.275

5.706

7.022

Du lịch cộng đồng

tr đồng

17

32

105

144

510

630

1.575

2.789

Hoạt động du lịch khác

tr đồng

2.190

3.720

4.805

3.313

3.690

3.645

4.131

4.233

Nguồn: Thống kê của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thường Xuân

Sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Thường Xuân đang trong giai đoạn mới hình thành, thí điểm tập trung một số khu vực có điều kiện nhất, các sản phẩm DLCĐ mới chỉ được giới thiệu tại 2 thôn là thôn Thanh Xuân và thôn Vịn:

Thôn Thanh Xuân đã có định hướng 10 hộ gia đình hoạt động dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên, hiện dịch vụ này chưa hình thành. Thôn đã phát triển được một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Một số hộ đã đón khách ăn uống và có doanh thu; Lượng khách: Năm 2017 đã có trên 1.500 lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu văn hóa tại thôn Thanh Xuân. Chủ yếu là khách nội tỉnh, một bộ phận khách khu vực miền Bắc theo tuyến du lịch tâm linh (Đền Cầm Bá Thước) và khám phá Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Sản phẩm du lịch cộng đồng tạithôn Thanh Xuân hiện đang tập trung vào hai sản phẩm chính là đi bộ ngắm cảnh và thưởng thức ẩm thực.

Thôn Vịn, xã Bát Mọt: Giai đoạn vừa qua, UBND huyện Thường Xuân cùng phối hợp với Ban quản lý KBT Thiên nhiên Xuân Liên thực hiện một số hoạt động đầu tư định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại thôn. Có 10 hộ gia đình tại thôn Vịn đã được cung cấp gạch, trang thiết bị xây nhà vệ sinh khép kín; cung cấp chăn màn cho dịch vụ lưu trú. Tuy vậy các trang thiết bị này chưa được sử dụng vì chưa có khách tới lưu trú.Khách du lịch đến thôn Vịn tham gia vào các hoạt động khám phá văn hóa cộng đồng người dân thôn Vịn và khám phá quần thể cây di sản thuộc vùng lõi KBT Thiên nhiên Xuân Liên. Khách du lịch đến thôn Vịn chủ yếu là khách quốc tế theo tuyến khám phá miền Tây Thanh Hóa: Sầm Sơn - Vườn Quốc gia Bến En - Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Cẩm Thủy - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Mai Châu (Hòa Bình).

Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Thường Xuân có thể rút ra một số nhận định như sau:

Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Thường Xuân cho thấy sự chỉ đạo tập trung và quyết tâm của chính quyền huyện thông qua các chính sách và kế hoạch phát triển cụ thể.

Sản phẩm du lịch cộng đồng đang trong giai đoạn mới hình thành, thí điểm tập trung một số khu vực có điều kiện nhất (xã Xuân Cẩm và xã Bát Mọt), chủ yếu dựa vào cảnh quan và các giá trị văn hóa sẵn có của địa phương. Lượng khách du lịch tới lưu trú gần như chưa có. Khách du lịch chủ yếu là khách tới ăn uống tại thôn Thanh Xuân.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại 2 thôn bước đầu được quan tâm đầu tư để đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách du lịch cộng đồng. Đường giao thông tiếp cận (đến thôn Vịn) đang được đầu tư xây dựng. Để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch, các điều kiện phục vụ khách du lịch cần tiếp tục được cải thiện và phát triển. Hệ thống giao thông trong huyện đã được đầu tư phát triển, tuy nhiên khả năng kết nối đến các thôn có tiềm năng phát triển còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa.

Hình ảnh sản phẩm du lịch chưa rõ nét, chưa tạo được những sản phẩm đặc thù. Nhiều sản phẩm đang ở dạng tiềm năng nhưng thiếu điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất để phát triển, thiếu tính quy hoạch và phát triển tổng hợp, thiếu tính kết nối.

Hoạt động du lịch cộng đồng đã bước đầu thu hút sự quan tâm, tham gia của người dân địa phương. Đã có một bộ phận người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn, nghỉ. Tuy nhiên, năng lực của cộng đồng địa phương trong phát triển dịch vụ còn hạn chế. Một số đã được tham gia các lớp tập huấn đào tạo nhưng số lượng này vẫn còn chiếm tỉ lệ nhỏ.

Tổ chức quản lý hoạt động du lịch đang được xây dựng. Xuất phát từ một số hộ gia đình hệ thống tổ chức và quản lý bắt đầu được thảo luận để tiến tới xây dựng mô hình tổ chức quản lý cho phù hợp.

Hạ tầng viễn thông, điện, nước sạch chưa phát triển nhất là tại một sốthôn vùng sâu, vùng xa có tiềm năng như thôn Vịn (xã Bát Mọt), thôn Liên Sơn (xã Xuân Lẹ)3. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Thường Xuân nhằm bảo tồn văn hóa của người Thái

Thứ nhất: Xúc tiến hoạt động  quảng bá là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của du lịch địa phương. Những định hướng về xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng huyện Thường Xuân  là: Xây dựng các chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch chuyên đề gắn với đặc trưng sản phẩm du lịch cộng đồng Thường Xuân nhằm truyền tải quảng bá hình ảnh du lịch Thường Xuân; Phát triển sản phẩm du lịch có hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn phát triển bền vững, từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạt động dịch vụ là nền tảng quảng bá hình ảnh du lịch cộng đồng Thường Xuân đến khách du lịch.; Sử dụng linh hoạt, phối hợp hiệu quả các công cụ quảng bá hiện đại trong quảng bá du lịch cộng đồng Thường Xuân; Phối hợp, hợp tác công tư trong xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng Thường Xuân, nhất là các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng.

Thứ hai là liên kết xây dựng sản phẩm, Việc đưa vào khai thác những sản phẩm du lịch cộng đồng được liên kết với các tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, tăng khả năng phục vụ và thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, kích thích khả năng chi tiêu của du khách. Những tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, điểm di tích là những nhân tố giúp liên kết đa dạng hóa sản phẩm. Cụ thể là: Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên: Các điểm du lịch cộng đồng tại huyện Thường Xuân đều gắn với Khu BTTN Xuân Liên. Đây là một nhân tố quan trọng bậc nhất trong liên kết đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với khám phá, tìm hiểu về khu bảo tồn. Các trải nghiệm liên kết bao gồm: Cộng đồng địa phương là những hướng dẫn viên địa phương đưa khách du lịch khám phá khu bảo tồn; Khai thác một phần khu bảo tồn trong việc hình thành sản phẩm du lịch như ngắm cảnh, khám phá hang động, tắm thác suối...

 Du lịch tại  Hồ Cửa Đạt: Nằm tại khu vực thấp của huyện Thường Xuân, Hồ Cửa Đạt có ý nghĩa quan trọng trong việc liên kết đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng của các thôn trong khu vực như thôn Thanh Xuân, thôn Tiến Sơn 1 . Các sản phầm liên kết bao gồm: tua đạp xe từ bản đến hồ Cửa Đạt sau đó tham quan hồ, chơi du thuyền, câu cá...

+ Đền Cầm Bá Thước: Là một trong những điểm du lịch tâm linh lớn của huyện Thường Xuân và tỉnh Thanh Hóa được nhiều du khách thập phương tìm đến, đền Cầm Bá Thước là một trong những điểm có vai trò quan trọng trong liên kết với du lịch cộng đồng. Đền Cầm Bá Thước trở thành điểm đến khám phá trong các tua, hành trình của khách du lịch cộng đồng.

+ Các điểm tài nguyên khác: Các điểm tài nguyên khác trong huyện như hệ thống hang động, thác nước, di tích trong huyện mặc dù không có quy mô lớn nhưng có khả năng kết nối trở thành những điểm dừng chân trong hành trình khám phá của khách.

Tuyến kết nối các điểm du lịch cộng đồng: Các điểm du lịch cộng đồng tại huyện Thường Xuân có vị trí địa lý và đặc trưng sản phẩm khác nhau. Đây là điều kiện để xây dựng các tuyến du lịch cộng đồng. Các tuyến du lịch cộng đồng liên kết bao gồm:Tuyến thôn Thanh Xuân (Xuân Cẩm) - thôn Tiến Sơn 1 (Xuân Cẩm) - thôn Liên Sơn (Xuân Lẹ);Tuyến thôn Thanh Xuân (Xuân Cẩm) - thôn Tiến Sơn 1 (Xuân Cẩm) - thôn Vịn (Bát Mọt); Tuyến Thôn Vịn - thôn Đục - thôn Khẹo (Bát Mọt).

- Tuyến kết nối các điểm du lịch khác trong huyện bao gồm các tuyến sau:Tuyến thôn Thanh Xuân (Xuân Cẩm) - thôn Tiến Sơn 1 (Xuân Cẩm) - hồ Cửa Đạt (Vạn Xuân) - thác Thiên Thủy (Vạn Xuân) - thác Yên - Khu BTTN Xuân Liên; Tuyến thôn Thanh Xuân (Xuân Cẩm) - thôn Tiến Sơn 1 (Xuân Cẩm) - hồ Cửa Đạt (Vạn Xuân) - thôn Liên Sơn (Xuân Lẹ) - thác Trai Gái (Xuân Lẹ) - Khu BTTN Xuân Liên.;Tuyến thôn Thanh Xuân (Xuân Cẩm) - thôn Tiến Sơn 1 (Xuân Cẩm) - hồ Cửa Đạt (Vạn Xuân) - Khu du lịch sinh thái trải nghiệm Golden Cow (xã Lương Sơn) -thôn Vịn (Bát Mọt) - quần thể cây di sản Pơ Mu, Sa Mu - Khu BTTN Xuân Liên.

3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

          Đối với nguồn nhân lực quản lýCó kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quản lý đối với cán bộ chủ chốt của phòng Văn hóa huyện, cán bộ văn hóa xã, Ban quản lý du lịch cộng đồng; Tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh trao đổi nâng cao năng lực kinh nghiệm nguồn nhân lực quản lý.  Thường xuyên nắm bắt, phân tích các kỹ năng cần thiết của các đội ngũ cán bộ quản lý, hoàn thiện và chấn chỉnh các điểm còn yếu kém.

Đối với cộng đồng dân cưXây dựng và thực hiện các chương trình riêng đào tạo người dân làm du lịch cộng đồng theo đúng định hướng của huyện và đảm bảo du lịch bền vững; Mở lớp đào tạo về ẩm thực tại các điểm du lịch cộng đồng được lựa chọn hướng dẫn trực tiếp cho các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống; Đào tạo người dân tại các tổ dịch vụ (ăn uống, lưu trú, văn nghệ, hướng dẫn...) bài bản, có hệ thống, hiệu quả theo từng chuyên môn; Huy động các nguồn lực trong việc đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để đào tạo du lịch trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp; Lồng ghép các chương trình đào tạo du lịch bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ văn hóa trong các hoạt động đào tạo cộng đồng và đào tạo nghề du lịch; Tăng cường sự hợp tác trao đổi học tập kinh nghiệm thông qua các chuyến khảo sát, học hỏi mô hình du lịch của các địa phương khác trong thời gian đầu triển khai, xây dựng sản phẩm.

3.4 Gìn giữ bản sắc, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Triển khai kế hoạch khoanh vùng bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch cộng đồng (bao gồm các tài nguyên văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc Thái; cảnh quan và sinh thái) theo từng điểm du lịch cụ thể là: Bảo tồn nguyên trạng một số nhà sàn cổ có giá trị quan trọng tại các điểm du lịch cộng đồng; Quản lý và bảo tồn cảnh quan sinh thái và văn hóa tại các điểm du lịch cộng đồng cũng như các khu vực có liên quan; Đầu tư khôi phục, gìn giữ các làn điệu dân ca, các nghề truyền thống của người dân địa phương tại các điểm du lịch cộng đồng; Tích hợp các yêu cầu bảo tồn trong nội dung chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các điểm du lịch.

- Đưa các nội dung bảo tồn vào hương ước của các thôn để tổ chức thực hiện.

- Tăng cường tuyên truyền cho người dân về sự cần thiết và cách thức bảo tồn các tài nguyên du lịch cộng đồng.

- Nâng cao nhận thức của người dân về các giá trị truyền thống, phát huy và giữ gìn các giá trị văn hóa, dân tộc.

 

 

Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Thủy