CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN - CHUYÊN NGÀNH THƯ VIỆN - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

Đăng lúc: 03/02/2022 (GMT+7)
100%

 Thư viện - Thiết bị trường học là ngành đã có từ lâu đời. Song, ngày nay có nhiều bạn/anh chị vẫn chưa rõ về ngành học này. Bài viết sẽ chia sẻ nhiều thông tin về ngành Thư viện thiết bị trường học để các bạn/anh chị hiểu hơn về ngành, cũng như có cơ sở để lựa chọn cho bản thân một ngành học phù hợp.

Với chương trình đào tạo tiên tiến, tham khảo từ nhiều trường đại học lớn trong nước và nước ngoài, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức và kỹ năng thực hành toàn diện nhất. Đặc biệt, chương trình đào tạo ngành Thông tin Thư viện được xây dựng với cơ cấu hợp lý, linh hoạt, phù hợp với chuyên ngành đào tạo là Thư viện – Thiết bị dạy học, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Chuyên ngành Thư viện– Thiết bị dạy học sinh viên sẽ được đào tạo với tỷ lệ thích hợp để khi ra trường sinh viên ra trường có thể đảm nhận được cả 2 vị trí thư viện và thiết bị dạy học trong tất cả các trường học từ bậc Tiểu học, các trường Trung học cơ sở, các trường Trung học phổ thông.

1. Mã đăng ký xét tuyển: 7320201

2. Tổ hợp xét tuyển:

C15: Văn, Toán, KHXH

D66: Văn GDCD, Tiếng Anh

C00: Văn Sử, Địa

C20: Văn, Địa, GDCD

3. Đối tượng người học

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông

4. Điều kiện xét tuyển

+ Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

+ Xét tuyển theo kết quả học tập THPT

+ Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo

5. Cấu trúc chương trình:

Tổng chương trình 125 tín chỉ

+ Kiến thức giáo dục đại cương: 37 tín chỉ

+ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 76 tín chỉ

- Kiến thức cơ sở ngành 34 tín chỉ

- Kiến thức chuyên ngành 42 tín chỉ

- Thực tập và tốt nghiệp 12 tín chỉ

6. Chuẩn đầu ra

6. 1. Kiến thức

- Nắm được lịch sử, hiểu được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tài liệu, thông tin và thư viện nói riêng và ngành Thư viện - Thiết bị dạy học nói chung;

- Nắm vững các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn của thiết bị trường học; tổ chức quản lý và vận hành tốt các phòng thiết bị, phòng học bộ môn trong các trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường.

6. 2. Kỹ năng

– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin.

– Biết cách xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho cá nhân trong lĩnh vực Thư viện – Thiết bị dạy học;

– Vận dụng thành thạo, linh hoạt các kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực Thư viện – Thiết bị dạy học: thu thập, phân loại, xử lý, lưu trữ, phục vụ và khai thác thông tin, tài liệu, tổ chức quản lý, sử dụng, phục vụ thiết bị dạy học;

– Biết cách tiếp cận và sử dụng hiệu quả các công cụ phần cứng và phần mềm trong trong lĩnh vực Thư viện – Thiết bị dạy học;

- Biết tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học như xây dựng đề cương nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu, trên cơ sở đó đưa ra nhưng đánh giá và những giải pháp cho hoạt động thực tiễn của Thư viện – Thiết bị dạy học.

– Thành thạo trong việc sử dụng máy tính cho các công việc văn phòng và tiếp cận thông tin trực tuyến;

– Nắm rõ các văn bản chỉ đạo của nhà nước về chuyên ngành Thư viện – Thiết bị dạy học;

– Có ý thức thường xuyên cập nhật thông tin về bối cảnh phát triển của ngành Thư viện – Thiết bị dạy học trong và ngoài nước;

- Kĩ năng phối hợp với giáo viên chuyên môn tổ chức giờ học thực hành của một số môn học;

– Kĩ năng quản lí thiết bị dạy học và sử dụng thiết bị phục vụ công tác dạy học trong trường THPT, THCS.

– Kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học để tiến hành các thí nghiệm phục vụ các bài dạy của các môn Vật lí, Hóa học, Địa lý, Sinh học, …

6.3. Năng lực

- Năng lực phản biện tri thức và phương pháp giáo dục cũ, lạc hậu; hình thành các giải pháp thay thế trong điều kiện đổi mới.

- Năng lực nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu và đánh giá thực trạng thông tin thư viện, thiết bị trường học để làm cơ sở đề xuất các phương pháp triển khai phù hợp, hiệu quả.

- Năng lực đánh giá hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều chỉnh kế hoạch làm việc phù hợp với thực tiễn.

6. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học

- Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm: Thành thạo kỹ năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đơn vị kinh doanh của ngành Thư viện thiết bị trường học tự khẳng định năng lực và phẩm chất của mình trong tập thể, trong tổ chức;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học.

- Có năng lực lập kế hoạch điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ ngành Thư viện thiết bị trường học đã được đào tạo.

- Có khả năng đưa ra được các kết luận về chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số các vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.

7. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thư viện – Thiết bị dạy học có thể làm cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị, cán bộ quản trị thông tin, cán bộ thư viện – thiết bị, tại:

- Các Trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học; các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.

- Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.

- Các Sở Giáo dục – Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Phòng Giáo dục – Đào tạo các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.

- Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Văn hóa – Thông tin của các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.

- Các trung tâm thông tin, các viện nghiên cứu, viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Các thư viện thuộc loại hình thư viện công cộng: thư viện quốc gia; thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thư viện thành phố trực thuộc tỉnh, thư viện quận, huyện, thị xã.

- Các thư viện của lực lượng vũ trang.

- Các công ty phát hành sách và thiết bị trường học.

- Làm chuyên viên, các cán bộ tại các trung tâm thông tin, văn phòng tại các công ty doanh nghiệp, làm quản trị thông tin trong các loại hình doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và các công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty nước ngoài.

- Làm những công việc về marketing, có kỹ năng về giao tiếp, quan hệ công chúng hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành Thư viện - Thiết bị dạy học thông qua các chương trình tập huấn chuyên môn, các khóa đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.