CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Đăng lúc: 11/04/2023 (GMT+7)
100%

  

1. NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA LÀ GÌ?



Quản lý Văn hóa là ngành đào tạo giúp sinh viên biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá bối cảnh rộng lớn của các vấn đề về di sản văn hóa, quản lý văn hoá nghệ thuật, quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật, quản lý dự án văn hoá, chính sách văn hoá, các hoạt động trong các lĩnh vực: giải trí, kinh doanh, thương mại, văn hóa, thể thao... Nói cách khác, các bạn sẽ học cách hiểu tất cả các khía cạnh của lý thuyết và thực hành Quản lý Văn hóa, có được kinh nghiệm thực tế với các chuyên gia trong lĩnh vực Văn hóa, và phát triển kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc dân tộc.

 

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

 

 

 Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức và áp dụng được kiến thức chuyên ngành trong từng lĩnh vực Văn hóa, cụ thể như sau:

+ Hiểu được các văn bản pháp quy Việt Nam và các Công ước quốc tế trong lĩnh vực Quản lý Văn hóa (Quản lý di sản Văn hóa, chính sách Văn hóa Nghệ thuật...)

+ Hiểu được các kiến thức cơ về nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị Văn hóa.

Hiểu được kiến thức về quản lý các hoạt động cụ thể trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, quản trị dịch vụ, quản trị quảng cáo, quan hệ công chúng, quản lý truyền thông, xây dựng văn hoá ở cơ sở...

+ Vận dụng được những kiến thức trên vào thực tiễn công tác Quản lý Văn hóa.

  Tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử; Kỹ năng tham mưu về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị Văn hóa; Kỹ năng marketing văn hóa nghệ thuật, kỹ năng tổ chức các chương trình văn hoá - nghệ thuật, kỹ năng tổ chức hoạt náo; thực hành cơ bản các loại hình nghệ thuật; kỹ năng dàn dựng tiết mục, chương trình ca múa nhạc, các sự kiện văn hóa nghệ thuật; kỹ năng đánh giá và viết báo cáo sự kiện; Kỹ năng phân loại, xác định giá trị các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; Kỹ năng tổ chức quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

 

Sinh viên ngành chuyên ngành Quản lý Văn hóa trong giờ học ngoại khóa

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 


 Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản lý Văn hóa tại TUCST mang tính ứng dụng, bám sát thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

  Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động thực tế để sinh viên được đi trải nghiệm tai các khu, điểm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, cơ quan, đơn vị về lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.

 Thông tin chi tiết chương trình đào tạo vui lòng xem TẠI ĐÂY

 

4. MÔN HỌC TIÊU BIỂU VÀ TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH

 



 

Mã ngành: 7229042

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu:

- Quản lý di sản văn hóa

- Pháp luật về di sản văn hóa

- Trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa

- Xây dựng kế hoạch, dự án văn hóa, ban hành chính sách văn hóa

- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật

- Xây dựng văn hóa cộng đồng

- Xây dựng kịch bản sự kiện

- Lập kế hoạch tổ chức sự kiện

- Ứng dụng công nghệ trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

- Nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa

- Phương pháp điền dã dân tộc học

 

Những tố chất phù hợp với ngành:

- Có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng;

- Nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;

- Chủ động thích nghi với môi trường làm việc đa dạng;

- Chịu được áp lực cao trong công việc;

- Có tính sáng tạo, có lập trường, bản lĩnh tự tin;

- Biết trân trọng các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại;

- Có vốn hiểu biết nhất định về văn hóa;

- Có thái độ và trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa;

- Cần cù, chịu khó;

- Đam mê Văn hóa và muốn tìm hiểu Văn hóa các dân tộc;

 

 

  

5. CƠ HỘI VIỆC LÀM

 


 
Sinh viên ngành Quản lý Văn hóa sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc sau:

- Đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các tổ chức, doanh nghiệp văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức, doanh nghiệp văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài.

- Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về di sản, văn hóa và du lịch;

- Làm việc trong hệ thống các cơ quan quản lí di sản, văn hóa, du lịch từ trung ương đến địa phương; công tác bảo tàng tại Bảo tàng các tỉnh và thành phố;

- Các doanh nghiệp dịch vụ của công nghiệp di sản, du lịch nhà nước và tư nhân, các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật; trung tâm giáo dục nghệ thuật; các điểm vui chơi, giải trí; bộ phận marketing.

- Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện, trung tâm giáo dục nghệ thuật; hoặc làm việc như những nhân viên độc lập (freelancer) cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.


Sinh viên chuyên ngành Quản lý Văn hóa TUCST làm việc tại Bảo tàng sau khi tốt nghiệp
 

 

6. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

 

 

Tên ngành

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Học phí

Quản lý Văn hóa

7229042

C00: Văn, Sử, Địa

C15: Văn, Toán, KHXH

C20: Văn, Địa, GDCD

D66: Văn, GDCD, Tiếng Anh                                             

3.425.000 đồng/ 1 học kỳ

Năm 2023, TUCST tuyển sinh ngành Quản lý Văn hóa theo 2 phương thức: 

Học sinh có thể sử dụng 1 hoặc cả 2 phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển

02 PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH TẠI ĐẠI HỌC TUCST

Phương thức 01: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Phương thức 02: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) hoặc tổng điểm trung bình 02 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 12)

ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN

1. Tốt nghiệp THPT

2. Tổng điểm thi ba môn theo tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Đủ điều kiện xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành

1. Tốt nghiệp THPT

2.  Tổng điểm TBC kết quả học tập các môn trong tổ hợp xét tuyển ba học kỳ : học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt tối thiểu 16.5.

VD: Nếu học sinh xét theo tổ hợp C00:

Môn Văn: Lớp 11: Học kỳ 1: 6.33; Học kỳ 2: 6.75; Lớp 12: Học kỳ 1: 7.5;   Điểm TBC: (6.33 + 6.75 + 7.5)/3 = 6.86

Môn Lịch sử: Lớp 11: Học kỳ 1: 5.8; Học kỳ 2: 5.9; Lớp 12: Học kỳ 1: 6.5;        Điểm TBC: (5.8 + 5.9 + 6.5)/3 = 6.06

Môn Địa lý: Lớp 11: Học kỳ 1: 6.1; Học kỳ 2: 5.7; Lớp 12: Học kỳ 1: 6.0;   Điểm TBC: (6.1 + 5.7 + 6.0)/3 = 5.93

Tổng điểm: 6.86 + 6.06 + 5.93 = 18.85  =>  Mức độ: Đạt    

3. Đủ điều kiện xét tuyển theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành.

HỒ SƠ XÉT TUYỂN

+ Hồ sơ ĐKXT tại trường THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT 

Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT 

+ Đơn ĐKXT (theo mẫu của Trường ĐH VHTTDL Thanh Hóa)

Học bạ THPT (01 bản phô tô công chứng)

+ Căn cước công dân (02 bản phô tô công chứng)

Thời gian thi và xét tuyển: Theo quy định của Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và  Du lịch Thanh Hóa.

Thời gian nhận hồ sơ: đến ngày 30/10/2023

 

7. BẰNG CẤP

 

 

 Hoàn thành chương trình học, sinh viên được cấp bằng cử nhân Quản lý Văn hoá do Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được học tập lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại TUCST và các trường đại học, học viện trong và ngoài nước.