CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA - CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA 2022

Đăng lúc: 02/03/2022 (GMT+7)
100%

 I. TỔNG QUAN NGÀNH HỌC

Chuyên ngành Quản lý di sản văn hóa giúp sinh viên biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá bối cảnh rộng lớn của các vấn đề về di sản văn hóa, bao gồm các loại hình, quy trình, các xu hướng xã hội, môi trường; cùng với các phương pháp tích hợp để quản lý, và các mối quan hệ đối tác trong cộng đồng và các bên liên quan. Nói cách khác, các bạn sẽ học cách hiểu tất cả các khía cạnh của lý thuyết và thực hành quản lý di sản, có được kinh nghiệm thực tế với các chuyên gia trong lĩnh vực di sản, và phát triển kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp của ngành di sản ngày nay.
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đào tạo chuyên ngành này nhằm thúc đẩy việc tư liệu hóa, nhận diện các giá trị và bản sắc, góp phần bảo tồn, quản lý và phát huy các giá trị của di sản trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa.
II. MÃ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: 7229042B

III. TỔ HỢP XÉT TUYỂN: C00, C15, C20, D66,

IV. ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI HỌC

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

(Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định).

V. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN

Tổ chức thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, theo đề án của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, theo các phương thức sau:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VI. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

Kiến thức giáo dục đại cương : 31 tín chỉ

Triết học Mác - Lê nin
Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Phương pháp NCKH
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tin học - Chứng chỉ theo Thông tư 03
Tiếng Anh - Chứng chỉ B1 nội bộ
Giáo dục thể chất
Quốc phòng - An ninh
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 94 tín chỉ

Kiến thức cơ sở ngành:

Văn hóa các dân tộc ít người ở Việt Nam
Làng xã cổ truyền của người Việt
Văn hóa công sở
Khoa học quản lý
Quản lý Nhà nước về Văn hóa
Chính sách văn hóa 1
Các ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa học đại cương
Kinh tế học văn hóa
Dân tộc học đại cương
Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam
Văn hóa dân gian Việt Nam
Tiến trình lịch sử Việt Nam
Xã hội học văn hóa
Kiến thức ngành/chuyên ngành

Quản lý các thiết chế văn hóa
Quản lý di sản văn hóa
Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật
Xây dựng kế hoạch, dự án văn hóa
Quản lý nhà nước về gia đình
Marketing văn hóa nghệ thuật
Tổ chức sự kiện văn hóa
Quản lý dịch vụ văn hóa
Kinh tế học văn hóa
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng thuyết trình
Pháp luật về di sản văn hóa
Sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa
Kiểm kê di sản văn hóa
Trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa
Phát huy giá trị di sản văn hóa
Truyền thông di sản văn hóa
Ứng dụng công nghệ trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa
Phương pháp điền dã dân tộc học
Thực tập và tốt nghiệp

Thực tế chuyên ngành
Thực tập cuối khóa
Tổng số tín chỉ: 125

VII. CHUẨN ĐẦU RA

1. Kiến thức:

1.1. Hiểu và áp dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, chính trị và pháp luật trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và thực tiễn công công các lĩnh vực quản lý văn hóa.

1.2. Hiểu và áp dụng được kiến thức chuyên sâu về khoa học quản lý và quản lý văn hoá nghệ thuật, quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật, quản lý dự án văn hoá, chính sách văn hoá, các ngành công nghiệp văn hoá, di sản văn hoá, quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hoá nghệ thuật, marketing, quản lý các thiết chế văn hoá, gây quỹ và tìm tài trợ cho các tổ chức văn hoá nghệ thuật, quản lý mỹ thuật và giáo dục nghệ thuật… để quản lý di sản văn hóa.

1.3. Hiểu và áp dụng được kiến thức chuyên ngành trong từng lĩnh vực quản lý di sản văn hóa, cụ thể như sau:

+ Hiểu được các văn bản pháp quy Việt Nam và các Công ước quốc tế trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa;

+ Hiểu được các kiến thức cơ về nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

+ Hiểu được kiến thức cơ bản về các loại hình di sản văn hóa vật thể: (Di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia);

+ Hiểu được kiến thức cơ bản về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể (Ngữ văn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian.....);

+ Hiểu được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụnghiên cứu bảo vệ di sản văn hóa vật thể (nghiên cứu, kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng ...);

+ Hiểu được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ nghiên cứu bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nghiên cứu, phân loại, lập danh mục, tư liệu hóa, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể...);

+ Vận dụng được những kiến thức trên vào thực tiễn công tác quản lý di sản văn hóa.

2. Kỹ năng:

2.1. Thể hiện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và có kỹ năng giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc mẫu mực trong các nhiệm vụ chuyên môn.

2.2. Có khả năng triển khai các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về văn hoá; kỹ năng xây dựng và quản lý dự án văn hóa.

2.3. Kỹ năng tổ chức, thực hiện và điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật: Bao gồm các kỹ năng marketing văn hóa nghệ thuật, quản lý nguồn nhân lực, quản lý các thiết chế văn hoá, quản lý lễ hội và sự kiện, giáo dục nghệ thuật, gây quỹ và tìm tài trợ cho các tổ chức văn hoá nghệ thuật.

2.4. Kỹ năng tổ chức các chương trình văn hoá nghệ thuật; nói trước đám đông, giao tiếp.

2.5. Các kỹ năng chuyên ngành:

+ Có khả năng tham mưu về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

+ Có khả năng tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;

+ Có khả năng tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;

+ Có khả năng phân loại, xác định giá trị các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;

+ Có khả năng tổ chức quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2.6. Vận dụng tốt các kỹ thuật về công nghệ thông tin, truyền thông và ngoại ngữ theo nhu cầu quản lý nhà nước về văn hóa nhằm hoàn thành các nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý di sản văn hóa và tổ chức sự kiện.

3. Năng lực:

3.1. Năng lực phản biện các kiến thức và phương pháp quản lý văn hóa cũ, lạc hậu, hình thành các giải pháp thay thế trong điều kiện hiện tại.

3.2. Năng lực nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý văn hóa để làm cơ sở đề xuất các phương pháp triển khai phù hợp, hiệu quả.

3.3. Năng lực đánh giá được hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều chỉnh kế hoạch làm việc phù hợp với thực tiễn.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học

4.1.Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ quản lý văn hóa theo nhu cầu cải tiến các phương pháp quản lý, cách thức làm việc, tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm và đối với sản phẩm do mình tạo ra.

4.2. Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác trong hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp, tập thể và cộng đồng.

4.3. Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người, khả năng đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động quản lý văn hóa trong phạm vi hoạt động chuyên môn của mình.

VIII. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp theo các định hướng khác nhau, có khả năng làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến di sản, du lịch, thương hiệu… ở cả khối nhà nước, khối tư nhân và các tổ chức phi chính phủ như:

Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về di sản, văn hóa và du lịch;
Làm việc trong hệ thống các cơ quan quản lí di sản, văn hóa, du lịch từ trung ương đến địa phương;
Làm công tác bảo tàng tại Bảo tàng các tỉnh và thành phố;
Các doanh nghiệp dịch vụ của công nghiệp di sản, du lịch nhà nước và tư nhân;
Các cơ quan thông tấn, báo chí và truyền thông và các tổ chức phi chính phủ;
Với những kiến thức và kỹ năng của chuẩn đầu ra, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng có thể coi di sản là một đối tượng tự khởi nghiệp.