CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA - CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH VĂN HÓA VÀ QUẢN LÝ NGHỆ THUẬT 2022

Đăng lúc: 02/03/2022 (GMT+7)
100%

I. TỔNG QUAN NGÀNH HỌC

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu văn hóa của con người càng cao. Văn hóa có tác động lớn trong sự phát triển, trong chiến lược xây dựng con người.
Thực tế đã cho thấy, một đất nước dù có quy mô dân số và diện tích nhỏ bé, tài nguyên thiên nhiên không có, kinh tế chủ yếu dựa vào dịch vụ như Singapore, nhưng nhờ biết phát huy sức mạnh mềm, mà “quốc đảo Sư tử” này đã nhanh chóng trở thành quốc gia phát triển, có vị thế cao trên phạm vi toàn cầu, được thế giới ghi nhận là một trong những quốc gia đáng sống nhất. Hay như Nhật Bản, đất hẹp người đông, tài nguyên thiên nhiên gần như không có, vị trí địa chính trị không thuận lợi, vậy mà từ nhiều năm nay, Nhật Bản đã là một trong những cường quốc trên thế giới với những “câu chuyện kể” đầy tính thuyết phục, đó là tinh thần võ sĩ đạo, ý chí vươn lên mãnh liệt, kỷ luật làm việc, tinh thần đồng đội, lòng trung thành, sự tôn trọng truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc...
Trong bối cảnh thời đại hôm nay, ngày càng nhiều quốc gia dành sự quan tâm lớn đối với sức mạnh mềm. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì việc coi trọng và phát huy sức mạnh mềm càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trên cơ sở đó ngành Quản lý văn hóa hiện nay đang được nhà nước và toàn xã hội đầu tư quan tâm phát triển và có nhu cầu nguồn nhân lực lớn trong những năm gần đây.
II. MÃ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: 7229042A

III. TỔ HỢP XÉT TUYỂN: C00, C15, C20, D66,

IV. ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI HỌC

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

(Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định).

V. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN

Tổ chức thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, theo đề án của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, theo các phương thức sau:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VI. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

Kiến thức giáo dục đại cương : 31 tín chỉ

Triết học Mác - Lê nin
Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Phương pháp NCKH
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tin học - Chứng chỉ theo Thông tư 03
Tiếng Anh - Chứng chỉ B1 nội bộ
Giáo dục thể chất
Quốc phòng - An ninh
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 94 tín chỉ

Kiến thức cơ sở ngành:

Văn hóa các dân tộc ít người ở Việt Nam
Làng xã cổ truyền của người Việt
Văn hóa công sở
Khoa học quản lý
Quản lý Nhà nước về Văn hóa
Chính sách văn hóa 1
Các ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa học đại cương
Kinh tế học văn hóa
Dân tộc học đại cương
Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam
Văn hóa dân gian Việt Nam
Tiến trình lịch sử Việt Nam
Xã hội học văn hóa
Kiến thức ngành/chuyên ngành

Quản lý các thiết chế văn hóa
Quản lý di sản văn hóa
Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật
Xây dựng kế hoạch, dự án văn hóa
Quản lý nhà nước về gia đình
Marketing văn hóa nghệ thuật
Tổ chức sự kiện văn hóa
Quản lý dịch vụ văn hóa
Kinh tế học văn hóa
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng thuyết trình
Chính sách văn hóa 2
Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Quản lý hoạt động mỹ thuật
Tuyên truyền cổ động trực quan
Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp
Quản lý hoạt động truyền thông, quảng cáo
Xây dựng văn hóa cộng đồng
Soạn thảo văn bản hành chính
Xã hội hóa hoạt động văn hóa – nghệ thuật
Thực tập và tốt nghiệp

Thực tế chuyên ngành
Thực tập cuối khóa
Tổng số tín chỉ: 125

VII. CHUẨN ĐẦU RA

1. Kiến thức:

1.1. Hiểu và áp dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, chính trị và pháp luật trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và thực tiễn công công các lĩnh vực quản lý văn hóa.

1.2. Hiểu và áp dụng được kiến thức chuyên sâu về khoa học quản lý và quản lý văn hoá nghệ thuật, quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật, quản lý dự án văn hoá, chính sách văn hoá, các ngành công nghiệp văn hoá, di sản văn hoá, quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hoá nghệ thuật, marketing, quản lý các thiết chế văn hoá, gây quỹ và tìm tài trợ cho các tổ chức văn hoá nghệ thuật, quản lý mỹ thuật và giáo dục nghệ thuật… để quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật, di sản văn hoá và tổ chức sự kiện.

1.3. Hiểu và áp dụng được kiến thức chuyên ngành trong từng lĩnh vực chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật, cụ thể như sau:

+ Hiểu được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý trong lĩnh vực văn hoá.

+ Hiểu được kiến thức về pháp luật trong lĩnh vực hành chính.

+ Hiểu được kiến thức về quản lý các hoạt động cụ thể trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật: quản lý di sản, quản trị dịch vụ, quản trị quảng cáo, quan hệ công chúng, quản lý truyền thông, xây dựng văn hoá ở cơ sở.

+ Nắm được kiến thức về các hoạt động chức năng khác như xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng và đánh giá chính sách văn hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hoá.

+ Áp dụng được những kiến thức trên để thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa.

2. Kỹ năng:

2.1. Thể hiện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và có kỹ năng giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc mẫu mực trong các nhiệm vụ chuyên môn.

2.2. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá chính sách văn hóa. Có khả năng triển khai các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về văn hoá; kỹ năng xây dựng và quản lý dự án văn hóa.

2.3. Kỹ năng tổ chức, thực hiện và điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật: Bao gồm các kỹ năng marketing văn hóa nghệ thuật, quản lý nguồn nhân lực, quản lý các thiết chế văn hoá, quản lý lễ hội và sự kiện, giáo dục nghệ thuật, gây quỹ và tìm tài trợ cho các tổ chức văn hoá nghệ thuật.

2.4. Kỹ năng tổ chức các chương trình văn hoá nghệ thuật; nói trước đám đông, giao tiếp.

2.5. Các kỹ năng chuyên ngành:

+ Kỹ năng đánh giá, xây dựng các văn bản trong lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hoá;

+ Kỹ năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kỹ năng phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức khác trong trong thực hiện các nhiệm vụ văn hoá nói chung và quản lý nhà nước về văn hoá nói riêng;

+ Kỹ năng nghiên cứu độc lập, xây dựng các đề án, chương trình văn hoá nghệ thuật;

+ Kỹ năng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở;

+ Kỹ năng chuyên sâu vềmarketing văn hoá nghệ thuật, gây quỹ và tìm tài trợ cho các hoạt động văn hoá nghệ thuật;

+ Kỹ năng thực hành cơ bản của một số loại hình nghệ thuật; khiêu vũ; hoạt náo, viết kịch bản sự kiện.

2.6. Vận dụng tốt các kỹ thuật về công nghệ thông tin, truyền thông và ngoại ngữ theo nhu cầu quản lý nhà nước về văn hóa nhằm hoàn thành các nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý di sản văn hóa và tổ chức sự kiện.

3. Năng lực:

3.1. Năng lực phản biện các kiến thức và phương pháp quản lý văn hóa cũ, lạc hậu, hình thành các giải pháp thay thế trong điều kiện hiện tại.

3.2. Năng lực nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý văn hóa để làm cơ sở đề xuất các phương pháp triển khai phù hợp, hiệu quả.

3.3. Năng lực đánh giá được hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều chỉnh kế hoạch làm việc phù hợp với thực tiễn.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học

4.1.Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ quản lý văn hóa theo nhu cầu cải tiến các phương pháp quản lý, cách thức làm việc, tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm và đối với sản phẩm do mình tạo ra.

4.2. Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác trong hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp, tập thể và cộng đồng.

4.3. Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người, khả năng đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động quản lý văn hóa trong phạm vi hoạt động chuyên môn của mình.

VIII. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các tổ chức, doanh nghiệp văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức, doanh nghiệp văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài.
Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại Sở và Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch, các thiết chế văn hoá như Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản lý di tích, Ban quản lý lễ hội; UBND tỉnh/ thành phố, huyện/thị trấn, xã/phường; hoạt động đoàn thể tại các cơ quan đơn vị thuộc các Bộ, Ngành, doanh nghiệp; các đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật; trung tâm giáo dục nghệ thuật; các điểm vui chơi, giải trí; bộ phận marketing, gây quỹ và tìm tài trợ, quan hệ công chúng, quản lý nhân sự, quản lý dự án của các tổ chức, doanh nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ chức sự kiện, trung tâm giáo dục nghệ thuật; mở các phòng tranh (gallery) hoặc làm việc như những nhân viên độc lập (freelancer) cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.