THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI 2022
Đăng lúc: 02/03/2022 (GMT+7)
Ngành Công tác xã hội (tiếng Anh là Social Work) là ngành học học thuật và hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội.
Mục tiêu của ngành học Công tác xã hội đó là đào tạo sinh viên có đạo đức và tài năng làm việc được trong những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người, thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người; giải quyết được các vấn đề mới xuất hiện và nảy sinh trong đời sống xã hội thường ngày. Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
- Mã đăng kỹ xét tuyển: 7760101
- Tổ hợp xét tuyển: C00, C19, C20, D14
- Đối tượng người học:
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.
(Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định).
- Điều kiện xét tuyển:
Tổ chức thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, theo đề án của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, theo các phương thức sau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cấu trúc chương trình:
Kiến thức giáo dục đại cương : 31 tín chỉ
Triết học Mác - Lê nin
Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Phương pháp NCKH
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tin học - Chứng chỉ theo Thông tư 03
Tiếng Anh - Chứng chỉ B1 nội bộ
Giáo dục thể chất
Quốc phòng - An ninh
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 94 tín chỉ
Kiến thức Cơ sở ngành:
Xã hội học đại cương
Thống kê học
Tâm lí học xã hội
Nhập môn công tác xã hội
Lý thuyết công tác xã hội
Hành vi con người và môi trường xã hội
Giới và phát triển
Dân tộc học đại cương
Văn hóa công sở
Khu vực học
Kiến thức Chuyên ngành:
Các phương pháp và kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội
Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội nhóm
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
Tham vấn trong công tác xã hội
Đạo đức nghề nghiệp trong công tác xã hội
Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Xây dựng và quản lý dự án công tác xã hội
Chính sách xã hội
An sinh xã hội
Công tác xã hội với trẻ em
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người nghèo
Công tác xã hội với nhóm dân tộc thiểu số
Công tác xã hội trong bệnh viện
Công tác xã hội với nhóm ma túy, mại dâm và HIV
Công tác xã hội trong trường học
Thực tập và tốt nghiệp:
Thực hành công tác xã hội cá nhân
Thực hành công tác xã hội nhóm
Thực hành phát triển cộng đồng
Thực tập cuối khóa
Tổng số tín chỉ: 125
- Chuẩn đầu ra:
1. Kiến thức:
1.1. Áp dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, chính trị và pháp luật trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và thực tiễn xã hội đặt ra.
1.2. Áp dụng được hệ thống tri thức về công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, thực hành phát triển cộng đồng, tham vấn và thực hành tham vấn trong hoạt động hỗ trợ đối tượng yếu thế trong xã hội, giúp thân chủ tự giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
1.3. Áp dụng kiến thức ngành vào việc lựa chọn, phát triển, ứng dụng, tích hợp trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm đối với từng đối tượng đặc thù cần hỗ trợ, tham vấn, trị liệu trong xã hội
2. Kỹ năng
2.1. Thể hiện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và có kỹ năng giao tiếp ứng xử, tác phong nghề nghiệp mẫu mực trong các nhiệm vụ chuyên môn.
2.2. Kỹ năng tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thực hành nghề nghiệp công tác xã hội với cá nhân, nhóm, cộng đồng thuộc các lĩnh vực khác nhau của ngành công tác xã hội. Sử dụng các kỹ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trực tiếp cho các cá nhân, gia đình và nhóm giúp họ tự giải quyết vấn đề;
2.3. Vận dụng tốt các kỹ năng tham gia vào thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng. Kỹ năng vận động chính sách xã hội và hỗ trợ hướng dẫn nghề nghiệp.
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
3.1. Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ đặc thù của từng đối tượng. Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau như trường học, bệnh viện, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ những nhóm người yếu thế, nhóm nguy cơ, nhóm dễ bị thương tổn.
3.2. Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác trong hoạt động nhóm của tổ chuyên môn và hoạt động nhóm theo từng đối tượng.
3.3. Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người, khả năng đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm trong phạm vi hoạt động chuyên môn của mình..
- Cơ hội việc làm
- Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, có thể công tác tại Các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội từ cấp tỉnh trở xuống. Cán bộ phụ trách công tác xã hội ở xã, phường, huyện, thị, tỉnh, thành phố.
- Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, truyền thông, văn hóa, phúc lợi xã hội...
- Có khả năng làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, các dự án phát triển xã hội của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhà cán sự xã hội để trợ giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Mục tiêu của ngành học Công tác xã hội đó là đào tạo sinh viên có đạo đức và tài năng làm việc được trong những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người, thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người; giải quyết được các vấn đề mới xuất hiện và nảy sinh trong đời sống xã hội thường ngày. Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
- Mã đăng kỹ xét tuyển: 7760101
- Tổ hợp xét tuyển: C00, C19, C20, D14
- Đối tượng người học:
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.
(Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định).
- Điều kiện xét tuyển:
Tổ chức thi tuyển và xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, theo đề án của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, theo các phương thức sau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cấu trúc chương trình:
Kiến thức giáo dục đại cương : 31 tín chỉ
Triết học Mác - Lê nin
Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Phương pháp NCKH
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tin học - Chứng chỉ theo Thông tư 03
Tiếng Anh - Chứng chỉ B1 nội bộ
Giáo dục thể chất
Quốc phòng - An ninh
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 94 tín chỉ
Kiến thức Cơ sở ngành:
Xã hội học đại cương
Thống kê học
Tâm lí học xã hội
Nhập môn công tác xã hội
Lý thuyết công tác xã hội
Hành vi con người và môi trường xã hội
Giới và phát triển
Dân tộc học đại cương
Văn hóa công sở
Khu vực học
Kiến thức Chuyên ngành:
Các phương pháp và kỹ năng cơ bản trong công tác xã hội
Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội nhóm
Tổ chức và phát triển cộng đồng
Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
Tham vấn trong công tác xã hội
Đạo đức nghề nghiệp trong công tác xã hội
Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Xây dựng và quản lý dự án công tác xã hội
Chính sách xã hội
An sinh xã hội
Công tác xã hội với trẻ em
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người nghèo
Công tác xã hội với nhóm dân tộc thiểu số
Công tác xã hội trong bệnh viện
Công tác xã hội với nhóm ma túy, mại dâm và HIV
Công tác xã hội trong trường học
Thực tập và tốt nghiệp:
Thực hành công tác xã hội cá nhân
Thực hành công tác xã hội nhóm
Thực hành phát triển cộng đồng
Thực tập cuối khóa
Tổng số tín chỉ: 125
- Chuẩn đầu ra:
1. Kiến thức:
1.1. Áp dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, chính trị và pháp luật trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và thực tiễn xã hội đặt ra.
1.2. Áp dụng được hệ thống tri thức về công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, thực hành phát triển cộng đồng, tham vấn và thực hành tham vấn trong hoạt động hỗ trợ đối tượng yếu thế trong xã hội, giúp thân chủ tự giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
1.3. Áp dụng kiến thức ngành vào việc lựa chọn, phát triển, ứng dụng, tích hợp trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm đối với từng đối tượng đặc thù cần hỗ trợ, tham vấn, trị liệu trong xã hội
2. Kỹ năng
2.1. Thể hiện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và có kỹ năng giao tiếp ứng xử, tác phong nghề nghiệp mẫu mực trong các nhiệm vụ chuyên môn.
2.2. Kỹ năng tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thực hành nghề nghiệp công tác xã hội với cá nhân, nhóm, cộng đồng thuộc các lĩnh vực khác nhau của ngành công tác xã hội. Sử dụng các kỹ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trực tiếp cho các cá nhân, gia đình và nhóm giúp họ tự giải quyết vấn đề;
2.3. Vận dụng tốt các kỹ năng tham gia vào thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng. Kỹ năng vận động chính sách xã hội và hỗ trợ hướng dẫn nghề nghiệp.
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
3.1. Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ đặc thù của từng đối tượng. Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau như trường học, bệnh viện, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ những nhóm người yếu thế, nhóm nguy cơ, nhóm dễ bị thương tổn.
3.2. Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác trong hoạt động nhóm của tổ chuyên môn và hoạt động nhóm theo từng đối tượng.
3.3. Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người, khả năng đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm trong phạm vi hoạt động chuyên môn của mình..
- Cơ hội việc làm
- Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, có thể công tác tại Các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội từ cấp tỉnh trở xuống. Cán bộ phụ trách công tác xã hội ở xã, phường, huyện, thị, tỉnh, thành phố.
- Sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, truyền thông, văn hóa, phúc lợi xã hội...
- Có khả năng làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, các dự án phát triển xã hội của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhà cán sự xã hội để trợ giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Các tin khác
- HỌC CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TUCST: Trải nghiệm thực hành và thực tập đa dạng cơ hội việc làm thênh thang
- GIỚI THIỆU NGÀNH THÔNG TIN -THƯ VIỆN
- ĐÀO TẠO LÝ THUYẾT GẮN VỚI THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
- TUYỂN SINH LIÊN THÔNG CHÍNH QUY, VỪA HỌC VỪA LÀM, VĂN BẰNG 2 KHOA VĂN HÓA THÔNG TIN
- TUYỂN SINH LIÊN THÔNG CHÍNH QUY, VĂN BẰNG 2 KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN NĂM 2023
- NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌC
- NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
- NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA
- NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN (CHUYÊN NGÀNH THƯ VIỆN - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC)
- NGÀNH THÔNG TIN THƯ VIỆN (CHUYÊN NGÀNH VĂN THƯ - LƯU TRỮ)