CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG 2022

Đăng lúc: 02/03/2022 (GMT+7)
100%

Công nghệ truyền thông được xem là ngành nghề đang trên đà phát triển nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Lĩnh vực Công nghệ truyền thông ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Việc nắm rõ ngành Công nghệ truyền thông là gì? Học những gì ? là bước “khởi động” cần thiết cho quá trình tìm hiểu ngành nghề trước khi quyết định theo đuổi. Hiểu một cách đơn giản ngành Công nghệ truyền thông là ngành học ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực về truyền thông. Mục tiêu của ngành là trang bị giúp sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng về sản xuất, phát triển, quản trị và kinh doanh các sản phẩm truyền thông, xây dựng và lập trình các ứng dụng. Ngoài ra ngành học này còn nghiên cứu về quá trình tổ chức, quản lý công việc trong lĩnh vực sản xuất truyền thông như sản xuất phim điện ảnh, chương trình phát thanh, truyền hình, phim quảng cáo, multimedia và các thể loại sản phẩm truyền thông hiện đại khác, quá trình kinh doanh truyền thông nghe nhìn gồm kinh doanh và marketing phim ảnh, chương trình, bản quyền nội dung nghe nhìn, thời lượng quảng cáo,…

1. Mã đăng ký xét tuyển: 7320106

2. Tổ hợp xét tuyển:

C15: Văn, Toán, KHXH

D66: Văn GDCD, Tiếng Anh

C00: Văn Sử, Địa

C20: Văn, Địa, GDCD

3. Đối tượng người học

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông

4. Điều kiện xét tuyển

+ Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

+ Xét tuyển theo kết quả học tập THPT

+ Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo

5. Cấu trúc chương trình:

Tổng chương trình 125 tín chỉ

+ Kiến thức giáo dục đại cương: 37 tín chỉ

+ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 76 tín chỉ

- Kiến thức cơ sở ngành 34 tín chỉ

- Kiến thức chuyên ngành 42 tín chỉ

- Thực tập và tốt nghiệp 12 tín chỉ

6. Chuẩn đầu ra

6. 1. Kiến thức

Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các bài toán thuộc lĩnh vực Công nghệ truyền thông, có khả năng học tập ở trình độ trên đại học.

Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng; Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất. Có tư tưởng, văn hóa, xã hội kết hợp truyền thống văn hóa Việt Nam và kế thừa tinh hoa văn hóa Thế giới.

+ Hiểu về nguyên lý truyền thông và khai thác dữ liệu trên Internet, các hệ thống truyền thông dữ liệu, truyền thông đa phương tiện; phân tích và thiết kế ứng dụng truyền thông quảng cáo.

+ Vận dụng những kỹ năng xử lý dữ liệu hình ảnh, âm thanh, video để xây dựng các ứng dụng truyền thông quảng cáo.

– Kiến thức nền tảng về truyền thông

+ Nắm vững kiến thức, hiểu biết về xã hội phục vụ trong truyền thông.

+ Hiểu các nguyên lý căn bản phục vụ trong truyền thông, quảng cáo, quan hệ công chúng.

Nắm vững các kiến thức về quản trị, xây dựng, tổ chức và triển khai nội dung, hoạt động của công tác truyền thông.

Vận dụng được các phương pháp và kỹ năng để triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng và doanh nghiệp.

6. 2. Kỹ năng

- Có kỹ năng, kỹ thuật sáng tạo và thực hiện các sản phẩm Công nghệ truyền thông; có khả năng độc lập sáng tạo và tư duy khoa học; biết kết hợp làm việc giữa cá nhân và tập thể trong quy trình sản xuất những sản phẩm truyền hình số đa phương tiện.

- Có khả năng thu thập, phân tích và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng, từ đó triển khai các ứng dụng, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.

- Có khả năng tìm kiếm, nghiên cứu kiến thức mới, ứng dụng các kỹ thuật, công cụ mới và thành thạo các kỹ năng để giải quyết những vấn đề chuyên môn của ngành vào thực tiễn.

Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.

- Có khả năng hiểu, phân tích, đánh giá được những tác động đa chiều của quá trình hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của thông tin và truyền thông, mối quan hệ giữa công nghệ truyền thông với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Nắm bắt được các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch phát triển của xã hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ.

Vận dụng tốt các kỹ thuật về công nghệ thông tin, truyền thông và ngoại ngữ theo nhu cầu để có khả năng cải tiến và phục vụ công tác chuyên môn trong đơn vị.

- Có khả năng vận dụng kiến thức để nêu, trình bày, triển khai và thực thi các ý tưởng liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.

6.3. Năng lực

Năng lực phản biện tri thức và phương pháp giáo dục cũ, lạc hậu; hình thành các giải pháp thay thế trong điều kiện đổi mới.

Năng lực nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu và đánh giá thực trạng thông tin thư viện, thiết bị trường học, văn thư lưu trữ, ứng dụng công nghệ thông tin để làm cơ sở đề xuất các phương pháp triển khai phù hợp, hiệu quả.

Năng lực đánh giá hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều

chỉnh kế hoạch làm việc phù hợp với thực tiễn.

6. 4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học

Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm: Thành thạo kỹ năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đơn vị kinh doanh của ngành công nghệ truyền thông tự khẳng định năng lực và phẩm chất của mình trong tập thể, trong tổ chức;

Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học.

Có năng lực lập kế hoạch điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ ngành công nghệ truyền thông đã được đào tạo.

Có khả năng đưa ra được các kết luận về chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số các vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.

7. Cơ hội việc làm

Sau khi học xong chương trình này, người học có khả năng đảm nhận các vị trí công tác tại các cơ quan truyền hình, phát thanh, hãng phim, công ty truyền thông, công ty quảng cáo, báo chí…hay mở các doanh nghiệp.

- Chuyên viên nghiên cứu, phát triển các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông (chương trình truyền hình, quảng cáo, game, web, ứng dụng di động)

- Chuyên viên kinh doanh tài trợ, kinh doanh quảng cáo, thời lượng phát sóng, bản quyền phim, chương trình, kênh

- Chuyên viên Marketing cho phim ảnh, chương trình, biên tập viên, phóng viên tại các tòa soạn, nhà xuất bản, kênh truyền hình,...chuyên viên thiết kế website, chuyên viên quản lý trang thông tin điện tử cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hành chính.

- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực Công nghệ truyền thông.

- Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm vị trí quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản); biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim).