CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

GIỚI THIỆU NGÀNH THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Đăng lúc: 25/02/2019 (GMT+7)
100%

GIỚI THIỆU NGÀNH THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Hiện nay nhu cầu được đào tạo để xây dựng và quản lý thư viện điện tử trở thành một yêu cầu cấp thiết. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, việc đào tạo thông tin - thư viện dựa vào CNTT là tối ưu, do đó CNTT đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng, quản lý và phát triển thư viện điện tử.

Đa dạng về khóa học

Các khóa học về Thông tin thư viện tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thường được cân bằng cho sinh viên từ lý luận, phân tích đến các kinh nghiệm thực tế, nhờ đó sinh viên có thể lựa chọn được chuyên ngành phù hợp và lĩnh vực mình yêu thích. Một số chuyên ngành như: thư viện, công nghệ thông tin,…Các chuyên ngành được thiết kế phù hợp để có được những kiến thức phù hợp phục vụ cho công việc mà yêu cầu xã hội đề ra.

Chương trình Thông tin Thư viện giúp cho sinh viên cơ hội lựa chọn chuyên ngành cho riêng mình trong lĩnh vực thư viện, công nghệ thông tin nhưng vẫn được học những kỹ năng của chuyên ngành khác để bổ trợ. Sinh viên có thể học thêm về thiết kế web, đồ họa… để có thể có những kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất với bản thân.

Khối kiến thức chuyên ngành Công nghệ thông tin:
+ Kiến thức về Thông tin: Cung cấp những kiến thức về lý luận và phương pháp xác định, đánh giá, tổ chức và quản lý các nguồn lực thông tin.

+ Kiến thức về CNTT: Cung cấp những kiến thức cơ bản về lập trình, tạo lập và quản lý cơ sở dữ liệu, thiết kế web, sử dụng công nghệ mạng máy tính và kỹ năng ứng dụng các công nghệ hiện đại để tra cứu, quản lý, chuyển đổi dạng các loại hình tài liệu từ truyền thống đến hiện đại. Có kiến thức chuyên sâu về ứng dụng CNTT trong thư viện như các hệ thống quản lý thư viện tích hợp, quản lý nguồn tài liệu số, an toàn và bảo mật thông tin, tạo lập cơ sở dữ liệu; ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở;

Mô hình đào tạo này giúp học viên tốt nghiệp được cấp văn bằng chính quy chuyên ngành Công nghệ thông tin hoặc chuyên ngành Thư viện. Học viên được trang bị nghiệp vụ và kỹ năng CNTT trong việc ứng dụng tin học để phát triển thư viện hiện đại. Với mã ngành học này, học viên có thể tiếp tục học các chương trình sau đại học và nghiên cứu sinh của CNTT, với một hướng nghiên cứu mở rộng gần như vô tận để phục vụ cho ngành thư viện - thông tin.





Khối lượng kiến thức về Thư viện
+ Kiến thức về Thư viện: Cung cấp những môn học về phương pháp phân loại, mô tả, bảo quản các loại hình tài liệu và những kỹ năng nghiên cứu, tổ chức và quản lý các hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện

+ Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thông tin và thư viện như các dịch vụ thông tin, tổ chức thông tin, phát triển vốn tài liệu, cũng như có kiến thức về chính sách thông tin, siêu dữ liệu và siêu dữ liệu ứng dụng;

+ Có kiến thức chuyên sâu về tổ chức và quản lý các cơ quan thông tin, thư viện.

Phương pháp học chuyên nghiệp

Khóa Thông tin thư viện tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa dành cho sinh viên cơ hội tham gia các chương trình cần thiết như: kỳ thực tập, chương trình trao đổi trong nước, quốc tế. Khóa học này được thiết kế để đào tạo nên những sinh viên luôn sẵn sàng cho nghề nghiệp tương lai với giảng viên là những chuyên gia trong lĩnh vực này.

Trong hầu hết các môn học chuyên ngành, ngoài các giờ học lý thuyết và tự học, sinh viên được thực hành trên các trang thiết bị hiện đại và được tham quan thực tế, thực tập tại các cơ quan thông tin - thư viện, công nghệ thông tin, trung tâm hành chính công và các tổ chức khác.

Được học tập, rèn luyện trong cơ sở đào tạo hiện đại về cơ sở vật chất, đặt biệt là các phòng thực hành được trang bị 100% máy lạnh, internet – wifi, và các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại nhất.

Được tiếp cận với những giáo trình chuẩn hóa và cập nhật theo nội dung và phương pháp đào tạo của các trường đại học hàng đầu thế giới.

Đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các trường trong nước và quốc tế uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế; nhiều giảng viên thỉnh giảng đang nắm giữ vị trí quản lý chủ chốt trong ngành Thông tin thư viện;

Môi trường học tập thân thiện, sĩ số lớp học nhỏ, 35-40 sinh viên/lớp

Chú trọng nguyên tắc người học là trung tâm đào tạo (learner-centered)

Có hệ thống tư vấn học thuật giúp sinh viên giải quyết được thắc mắc trong học tập

Cơ hội thực tập tại các đối tác như Thư viện tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm công nghệ thông tin của Sở TTTT, trung tâm hành chính công các công ty và các doanh nghiệp.

Phát triển toàn diện, tự tin thích ứng trong mọi môi trường làm việc với những buổi đào tạo kỹ năng mềm, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ năng khiếu và học thuật.

Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên mới ra trường

Đối với sinh viên mới ra trường, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn làm việc khi theo học ngành Thông tin Thư viện. Bạn có thể khởi động bằng việc làm cho những doanh nghiệp nhỏ, trong bộ phận xây dựng thư viện điện tử, số hóa dữ liệu, sửa chữa phần cứng, hệ thống mạng để lấy kinh nghiệm. Nếu có bằng tốt nghiệp khá hoặc có nhiều kinh nghiệm hơn ngành Thông tin Thư viện, chắc chắn cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở với bạn trong các bộ, ban, ngành, vụ, viện từ Trung ương đến địa phương, như các viện trong Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Thư viện Trung ương quân đội và toàn bộ thư viện trong hệ thống Bộ Quốc phòng; Thư viện Văn phòng Quốc hội; Thư viện thuộc hệ thống các Tổng cục, cục của Bộ Công an; Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ; Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học & Công nghệ; Ban Đối ngoại Trung ương; Ban Dân vận; Các cơ quan lưu trữ quốc gia; Thư viện của các trường đại học & cao đẳng; Thư viện các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông; Thư viện của các tỉnh thành; Quận, Huyện, xã/phường…Ngoài ra, có thể đảm nhiệm được các công việc trong các cơ quan thông tin văn hóa của Trung ương và địa phương; cán bộ của các trang báo, tạp chí truyền thống, điện tử của các cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Lê Thị Thảo: Trưởng khoa Văn hóa – Thông tin
Điện thoại: 0933868919

Email: lethaocvh@gmail.com