CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

HÀNH TRÌNH "DI SẢN MIỀN TRÌNH MIỀN TRUNG"

Đăng lúc: 02/10/2020 (GMT+7)
100%

 HÀNH TRÌNH "DI SẢN MIỀN TRÌNH MIỀN TRUNG"
Từ ngày 06/01 đến 09/01/2019, sinh viên lớp Quản lý văn hóa đã thực hiện thành công chuyến thực tế nghề nghiệp đầy ý nghĩa dưới sự hướng dẫn của các giảng viên khoa Văn hóa Thông tin, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Trong thời kỳ hội nhập, để tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đội ngũ những người làm công tác văn hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, để có thể cạnh tranh và có một vị trí việc làm phù hợp, có thể cống hiến nhiều nhất cho xã hội, cho sự nghiệp văn hóa của nước nhà đòi hỏi mỗi sinh viên ngành quản lý văn hóa phải không ngừng học tập và nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp của mình. Để hoạt động nghề nghiệp sau này có thể đáp ứng nhu cầu xã hội thì công tác thực tế nghề nghiệp của sinh viên khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường có vai trò quyết định. Bởi hoạt động thực tế nghề nghiệp không chỉ giúp người làm công tác văn hóa trong tương lai có khả năng tổng hợp, đánh giá giữa lý thuyết với thực tiễn, mà còn từ thực tiễn giúp họ phân tích và vận dụng phù hợp những lý thuyết đã học để thực hành.
Căn cứ chương trình đào tạo ngành Quản lý Văn hóa, khoa Văn hóa Thông tin đã tổ chức cho sinh viên thực hiện chuyến thực tế nghề nghiệp với chủ đề tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Mục tiêu của chuyến thực tế nghề nghiệp được xác định cụ thể như sau:
- Mở rộng lý luận và thực tiễn một số học phần chuyên ngành: Quản lý Nhà nước về văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kinh tế học văn hóa, Chính sách văn hóa; ... từ đó giúp sinh viên tìm hiểu và nâng cao kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động VH-TT-DL.
- Giúp sinh viên bổ sung và nâng cao các kiến thức về di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) đã được UNESCO công nhận tại: Kinh thành Huế, phố cổ Hội An,… Nắm bắt và hiểu rõ nội dung, quy trình để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa.
- Giúp sinh viên làm sâu sắc hơn các nội dung kiến thức liên quan đến vùng văn hóa; tôn giáo tín ngưỡng; văn hóa dân gian Việt Nam mà sinh viên đã được học thông qua khảo sát một số địa điểm tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Xác định công tác thực tế nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp sau này, nên trong suốt cuộc hành trình, thầy và trò ngành Quản lý văn hóa, khoa Văn hóa thông tin, trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã rất nghiêm túc, tâm huyết, say mê và nỗ lực trong hoạt động học tập và nghiên cứu. Sau hành trình những điều sinh viên thu nhận được không chỉ là những kinh nghiệm nghề nghiệp, những trải nghiệm thực tế để nhận diện các giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo của những miền đất đã đi qua, đánh giá được thực trạng hoạt động quản lý và bảo tồn di sản văn hóa của nơi đến, để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý văn hóa nói chung. Mà còn đằng sau đó là sự gần gũi sẻ chia, đoàn kết gắn bó giữa tình thầy trò, nghĩa bạn bè.
Dưới đây là hình ảnh của đoàn học tập thực tế nghề nghiệp tại các địa phương: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng


Hành trình di sản miền trung 1.jpg


11.jpg

10.jpg



8.jpg





Tác giả: ThS. Nguyễn Thùy Dương