CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH THANH HÓA

GIẢI PHÁP SỐ HÓA VÀ XÂY DỰNG CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ NGUỒN TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH THANH HÓA

Đăng lúc: 03/11/2022 (GMT+7)
100%

Số hóa và xây dựng các bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương thức phục vụ, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của người dùng tin trong công tác nghiên cứu, khai thác, sưu tầm và dịch thuật các tài liệu viết về địa phương. Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã bước đầu tạo lập được một số bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí để phục vụ nhu cầu của người dùng tin trong thời đại mới. Bài viết làm rõ những vấn đề liên quan đến số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xây dựng bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đưa ra một số giải pháp số hóa và xây dựng bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí. Từ khóa:Số hóa;Tài liệu số; Bộ sưu tập số; Tài liệu địa chí; Thư viện tỉnh Thanh Hóa.

1. ĐẶT VẤN  ĐỀ

 Thư viện tỉnh Thanh Hóa là một thư viện công cộng khang trang, được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng mới, ở vị trí thuận tiện ngay trung tâm của thành phố Thanh Hóa, điều đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng như người dùng tin đối với thư viện. Trước yêu cầu của xu thế mới, thư viện cần phải phát triển toàn diện về chất lượng, hội nhập cùng với mô hình thư viện điện tử, thư viện số để cung cấp các sản phẩm thông tin hiện đại, tiện ích và có giá trị cao, xứng tầm với vị thế và sự mong đợi của người dùng tin.

Tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa, nguồn tài liệu địa chí được coi là nguồn tài liệu quý hiếm và đặc biệt quan trọng để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu về Thanh Hóa. Công tác khai thác, sưu tầm và dịch thuật, xây dựng kho sách viết về địa phương là hết sức cần thiết. Phần lớn tài liệu chỉ có một bản mà nhu cầu sử dụng của người dùng tin lại cao. Do vậy, làm thế nào để người dùng tin có thể tiếp cận được tối đa nguồn tin, truy cập được tài liệu ở mọi lúc, mọi nơi là vấn đề đáng được quan tâm.

Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã bước đầu tạo lập được một số bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí để phục vụ nhu cầu của người dùng tin trong thời đại mới. Tuy vậy, các bộ sưu tập số còn chưa đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức do còn một số bất cập cần khắc phục. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề liên quan đến số hóa tài liệu, xây dựng bộ sưu tập số, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xây dựng bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đưa ra một số giải pháp số hóa và xây dựng bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí.

  1. 2. THỰC TRẠNG SỐ HÓA  XÂY DỰNG CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ NGUỒN TÀI LIỆU ĐỊACHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH THANHHÓA

 

2.1. Một số khái niệm  bản và vai trò của bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí

 * Số hóa tài liệu

 Có nhiều quan điểm khác nhau về số hóa tài liệu nhưng chung quy lại các quan điểm đều cho rằng: Số hóa tài liệu là quá trình chuyển các dạng dữ liệu/ tài liệu truyền thống như các bản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh, âm thanh, phim, dữ liệu toàn văn với nhiều định dạng khác nhau sang chữ Vn dữ liệu trên máy tính và máy tính nhận biết được như tài liệu ban đầu gọi là số hoá dữ liệu. Hay nói cách khác số hoá tài liệu là hình thức chuyển đổi các tài liệu truyền thống bên ngoài thành dạng tài liệu số mà máy tính có thể hiểu được. Sản phẩm sau khi số hóa tài liệu chính là nguồn tài nguyên số/dữ liệu số - các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh... được máy tính nhận biết đúng định dạng và được sử dụng trên máy tính.

* Bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí

 Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hoá dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, audio, video…) về một chủ đề. Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm và sử dụng dễ dàng. Như vậy, một thư viện số có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập số theo các chủ đề khác nhau, có thể do tập thể hoặc cá nhân tự xây dựng hoặc trao đổi, mua bán. Có thể nằm trong lưu trữ của thư viện nhưng cũng có thể nằm ngoài thư viện thông qua một kênh cung cấp từ phía đối tác.

B sưu tp s ngun tài liệu địa chílà tất cả tài liệu được thư viện thu thập dưới dạng file hoặc tiến hành số hoácác tài liệu viết về Thanh Hóa.

Nguồn tài liệu địa chí bao gồm các tài liệu viết về địa phương, tác giả địa phương, các tài liệu thư tịch cổ; tài liệu Hán Nôm; Trung văn; Pháp văn; Anh văn và Nga văn; các văn bia; sắc phong,… viết về Thanh Hóa xưa và nay phục vụ cán bộ nghiên cứu, văn hóa, khoa học trong và ngoài tỉnh cùng nhu cầu các tổ chức, chuyên gia nước ngoài.

Các bộ sưu tập địa chí của thư viện tỉnh Thanh Hóa bao gồm các bộ sưu tập về các triều đại, các danh lam thắng cảnh của địa phương, các bộ địa chí, văn hóa của địa phương.

* Vai trò của bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí

Do có những đặc tính ưu việt mà bộ sưu tập số đã khắc phục được những hạn chế của thư viện truyền thống. Những đặc tính nổi trội của bộ sưu tập số chúng ta dễ dàng nhận ra như sau:

- Bộ sưu tập số tài liệu địa chí tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng người dùng tin đều có cơ hội sử dụng nguồn tài liệu hữu ích, giá trị bởi nó không bị giới hạn về không gian và thời gian. Bộ sưu tập số tài liệu địa chí cung cấp nguồn thông tin có giá trị quan trọng để phục vụ cho bạn đọc nghiên cứu đề tài viết về Thanh Hóa.

- Bộ sưu tập số tài liệu địa chí đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ một bản tài liệu

 địa lý của người nghiên cứu, tìm hiểu. Tính hiệu quả là tiết kiệm thời gian và kinh phí, giúp người dùng tin dễ dàng tìm kiếm được thông tin mình cần.

- Bộ sưu tập số tài liệu địa chí là lựa chọn tối ưu để bảo tồn lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng. Bảo tồn tài liệu địa chí là bảo tồn nguồn thông tin quý hiếm và có giá trị phục vụ đông đảo bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu về tài liệu địa phương.

Bộ sưu tập số tài liệu địa chí là nguồn tin vô giá tại thư viện tỉnh Thanh Hóa, cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ về lịch sử, danh nhân, phong tục tập quán,… của địa phương đáp ứng được nhu cầu của các nhà nghiên cứu về Thanh Hóa. Chính vì thế vấn đề quản lý, khai thác nguồn tin này hiện đang được thư viện tỉnh Thanh Hóa hết sức quan tâm. Thư viện tỉnh Thanh Hóa luôn cố gắng bằng mọi nguồn lực đang có để xây dựng và tổ chức bộ sưu tập số địa chí theo các chủ đề, chuyên đề đủ về số lượng, chất lượng thuận tiện khi sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử, địa danh của các nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng bạn đọc. Nếu thư viện thu thập, tổ chức, khai thác tốt nguồn tài liệu địa chí số này thì sẽ tiết kiệm được một nguồn kinh phí không nhỏ cho việc bổ sung tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học. Với việc xây dựng được các Bộ sưu tập số tài liệu địa chí, thư viện tỉnh Thanh Hóa ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, công tác phục vụ nghiên cứu khoa học, thiết thực đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh nhà.

2.2. Thực trạng số hóa và xây dựng các bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí

Hơn 60 năm xây dựng và phát triển, thư viện tỉnh Thanh Hoá đã trải qua những thăng trầm khác nhau. Từ số vốn tài liệu địa chí khoảng 10.000 bản đến nay con số đã lên tới 25.000 bản tư liệu (tài liệu địa chí sưu tập ngoài xã hội là hơn 1.000 bản) bao gồm sách, báo, tạp chí, luận văn, tài liệu Hán Nôm, văn bia, sắc phong,…). Hàng năm số lượng phục vụ bạn đọc tài liệu địa chí liên tục tăng. Bình quân mỗinăm thư viện phục vụ tài liệu địa chí cho khoảng 90-100 đề tài nghiên cứu khoa học của các nghiên cứu viên và đáp ứng nhu cầu đọc của các đối tượng bạn đọc tìm hiểu về địa danh, danh nhân, văn hóa địa phương,... Thư viện đã kiên trì thực hiện công tác số hoá các tài liệu truyền thống có giá trị sử dụng lớn và có tần suất sử dụng cao để có thể phục vụ được đông đảo bạn đọc trong tỉnh cũng như bạn đọc toàn quốc có nhu cầu nghiên cứu các tài liệu về tỉnh Thanh Hóa.

Ban giám đốc thư viện luôn chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất; Tích cực tranh thủ các nguồn xã hội hóa, các nhà hảo tâm hỗ trợ sách cho thư viện, đặc biệt là nguồn tài liệu địa phương; Luôn quan tâm đến công tác khai thác có hiệu quả các nguồn tài liệu địa chí để phục vụ cho đông đảo công chúng bạn đọc.

Hiện nay, thư viện tỉnh Thanh Hóa đã được cung cấp những máy scan chuyên dụng hơn như: máy scan HP scanjnet N6310; máy Hp scanjnet 200 độ phân giải lớn hơn, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về số hóa. Vì vậy tiến độ nhanh hơn và chất lượng tốt hơn.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, đặc biệt là về công nghệ ảnh số thì thư viện tỉnh Thanh Hóa cũng đang tiến hành số hóa tài liệu bằng máy ảnh kỹ thuật số, đây là công nghệ số hóa khá mới mẻ nhưng đảm bảo được mọi mặt yêu cầu về số hóa tài liệu, hỗ trợ rất tốt các loại tài liệu có minh họa ảnh màu, đồ thị, bản đồ.

Cách thc thực hiện số hóa tài liệu

Do tính chất quan trọng của tài liệu, để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và cập nhật nhanh thông tin mà vẫn đảm bảo được bản quyền tác giả, thư viện tỉnh Thanh Hóa đã bố trí một lực lượng cán bộ chuyên sâu xử lý loại tài liệu này theo một quy trình chặt chẽ. Cụ thể:

- Phòng địa chí thực hiện công việc tìm tin viết về tỉnh Thanh Hóa mà thư viện đặt mua hoặc được biếu tặng. Sau đó gửi lại các tài liệu địa chí cho phòng tin học thực hiện Scan và xử lý kỹ thuật.

 - Phòng tin học tiếp nhận các đầu tài liệu địa chí sau đó tiến hành Scan bằng máy scan - Các file ảnh này được copy đưa vào quản lý bởi phần mềm Lightroom 4.1 (Adobe), sau đó convert sang các định dạng khác để xử lý tiếp: JPG, GIF. Tiếp đó sử dụng phần mềm Microsoft Office Picture Manager: xử lý ảnh dạng thô, cân bằng độ sáng, tối cho ảnh, đồng thời cân chỉnh để tăng độ tương phản của ảnh, tăng độ sắc nét; Xoay, để làm thẳng ảnh (reskew), cắt (crop) loại bỏ những viền thừa trong quá trình scan hoặc chụp.

- Sau khi ảnh được xử lý ở dạng thô, ảnh sẽ được tiến hành xử lý nhằm làm giảm bớt dung lượng bằng kỹ thuật nén ảnh. Khi đã hoàn thiện các khâu xử lý và nén ảnh, tiếp tục convert ảnh số sang định dạng PDF (phần mềm Acrobat Writer-Adobe). Tiếp tục dùng phần mềm Acrobat Professional để tạo bookmarks và hoàn thiện ebook, sau đó những ebook này sẽ được biên mục vào phần mềm quản lý dữ liệu số BMP.

Đồng thời, phòng tin học sẽ in các tài liệu đã xử lý ra dưới dạng A4. (Nội dung của các tin, bài báo sau khi được Scan, xử lý kỹ thuật để in ra và lưu trữ vẫn phải được giữ nguyên theo đúng nội dung thông tin được viết trên các báo, đúng theo quy định của luật bản quyền tác giả).

Vào thứ 2 hàng tuần của tuần tiếp theo phòng tin học sẽ tập hợp các tin bài viết đã được xử lý và in ra dưới dạng giấy A4 để chuyển lại cho phòng địa chí. Phòng địa chí sau khi sắp xếp nội dung thông tin các tin, bài báo theo nội dung của từng bộ sưu tập xong sẽ chuyển lại cho ban biên tập, ban lãnh đạo xem xét, kiểm tra nội dung thông tin lại một lần nữa. Sau khi đã kiểm tra xong nội dung, bố cục sắp xếp tài liệu ban lãnh đạo phê duyệt cho in ấn để phát hành.

Hiện nay, thư viện tỉnh Thanh Hóa đã số hóa và xây dựng được các bộ sưu tập như: “Thanh Hóa qua báo chí Trung ương”; “Nông thôn mới”; “Chúa Nguyễn  Vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc”; “Thanh Hóa với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”,... Trong đó, bộ sưu tập số “Thanh Hóa qua báo chí Trung ương” được coi là bộ sưu tập được nhiều bạn đọc quan tâm sử dụng nhiều nhất. Với tuổi đời hơn 18 năm, đến nay bộ sưu tập này đã phục vụ cho hơn 1000.000 lượt bạn đọc. Phạm vi phát hành của bộ sưu tập ngày càng được mở rộng, từ các bạn đọc ban, các huyện ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố, các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, thư viện 27 huyện, thị, thành phố.

Với những bộ sưu tập này giúp bạn đọc tra cứu thông tin được nhanh chóng, kịp thời phù hợp với chủ đề nghiên cứu và không bị giới hạn về không gian, thời gian. Hiện nay, thư viện đang sử dụng cả hình thức phục vụ tài liệu địa chí tại thư viện thông mạng LAN hoặc bản thảo được in ra từ kết quả các tài liệu đã được số hóa và phục vụ tài liệu theo yêu cầu (in bản thảo phát hành đến các đơn vị đặt hàng). Thư viện vẫn chưa có điều kiện để bạn đọc sử dụng trực tuyến các bộ sưu tập địa chí thông qua mạng Internet.

3. GII PHÁP S HÓA XÂY DỰNG B UTẬP S NGUNTÀI LIU ĐỊA CHÍ

 Số hóa và xây dựng bộ sưu tập số là việc làm trải qua nhiều công đoạn, cần có sự phối hợp giữa yếu tố cơ bản để thực hiện số hóa và xây dựng bộ sưu tập số gồm tài liệu địa chí đầu vào, cán bộ thực hiện, các công nghệ hỗ trợ số hóa và xây dựng bộ sưu tập số.

3.1. Lựa chọn tài liệu địa chí đầu vào

 Thư viện tỉnh Thanh Hóa không thể số hoá mọi tài liệu địa chí hiện có, vì vậy chúng tôi phải đưa ra các tiêu chí để làm căn cứ lựa chọn những tài liệu nào cần thiết đưa vào bộ sưu tập như: tài liệu độc bản, tài liệu quý hiếm như: sách viết về Thanh Hóa, tài liệu Hán – Nôm; văn bia, sắc phong. Ngoài ra, chúng tôi còn xét tiêu chí nội dung tài liệu, mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của thư viện mà lựa chọn các tài liệu địa chí có nội dung phù hợp, tài liệu có tần suất sử dụng cao.

Câu hỏi là làm thế nào để có thể lựa chọn được tài liệu cần thiết nhất để số hóa? Để khắc phục tình trạng này cần xác định và xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn tài liệu số hóa, giúp công tác lựa chọn một cách khách quan hơn cần đặt ra câu hỏi trước khi số hóa, xây dựng các bộ sưu tập số:

GIẢI PHÁP SỐ HÓAVÀ XÂY DỰNG CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ NGUỒN TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ TẠITHƯ VIỆN TỈNH THANH HÓA

+ Tại sao cần phải số hóa tài liệu / để làm gì?

+ Số lượng tài liệu cần số hóa?

+ Ai sở hữu tài liệu đó?

+ Thời gian thực hiện dự án?

+ Ngân sách ở đâu (để tạo lập và duy trì)?

+ Ai, cấp nào chịu trách nhiệm giải quyết khó khăn của dự án (nếu có)?

+ Số hóa tài liệu như thế nào?

+ Định dạng sản phẩm là gì? (ảnh/văn bản)

+ Mô tả tài liệu như thế nào/ dùng chuẩn biên mục gì?

+ Quy định các chính sách truy cập tài liệu số? (ai/mức độ truy cập, miễn phí hay có thu phí...)

+ Bảo quản và duy trì phục vụ như thế nào?

+ Đối tượng phục vụ hoặc đối tượng người sử dụng sẽ hướng đến?

+ Việc số hóa tài liệu có ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị hoặc các bộ phận khác không?

+ Tình trạng bản quyền của tài liệu ra sao? tài liệu còn thời hạn bảo hộ bản quyền không? Nếu còn thì tổ chức/ cá nhân nào đang sở hữu để thực hiện các bước tiếp theo

+ Tình trạng vật lí của tài liệu như thế nào?

+ Theo tiêu chí các loại tài liệu đặc biệt: tài liệu độc bản, tài liệu quý hiếm, thời gian xuất bản (luận văn, luận án, tài liệu cổ, tài liệu Hán – Nôm),…

3.2. Thu thập nguồn tài liệu địa chí

Mặc dù đã có văn bản về chính sách thu thập tài liệu địa chí của cán bộ nghiên cứu, tác giả địa phương, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cán bộ nghiên cứu, tác giả địa phương đã không nộp lưu chiểu về thư viện. Do vậy, Ban Giám đốc Thư viện cần đấu mối với các đơn vị có liên quan như

+ Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa để thu thập nguồn đề tài nghiên cứu;

+ Nhà xuất bản Thanh Hóa để thu thập nguồn sách nộp lưu chiểu.

Mặt khác, cán bộ làm công tác bổ sung cần bổ sung những tài liệu viết về Thanh Hóa, tài liệu của tác giả Thanh Hóa, tài liệu xuất bản tại Thanh Hóa. Ngoài việc bổ sung từ nguồn sách kế hoạch và sách xã hội hóa, kho tài liệu địa chí còn có nguồn sách sưu tầm như: sưu tầm trong nhân dân; sưu tầm trong các tổ chức; cơ quan đoàn thể trong tỉnh; trong doanh nghiệp; thư viện công cộng khác; Hội Văn nghệ dân gian tỉnh,... Bên cạnh đó, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet cũng là một giải pháp hữu hiệu, tuy nhiên phải đảm bảo được tiêu chí bản quyền.

3.3. Biên mục tài liệu địa chí số hóa

 

Trước khi các bộ sưu tập số tài liệu địa chí được đưa ra phục vụ, thư viện cần áp dụng ngay từ đầu các tiêu chuẩn chung, mang tính quốc tế để đảm bảo tính chuẩn mực, phổ biến và liên kết của cơ sở dữ liệu trong việc phát triển tài nguyên số. Hiện nay, Dublin Core được coi là chuẩn biên mục tài liệu số được nhiều thư viện trên thế giới sử dụng vì có khả năng tùy biến cho các tiêu chuẩn khác với 15 trường biên mục.

3.4. Đầu tư kinh phí để mua sắm các thiết bị

Hiện tại, thư viện tỉnh Thanh Hóa chưa thực hiện số hóa hết được nguồn tài liệu địa chí do vẫn chưa có kinh phí để đầu tư mua các thiết bị số hóa tài liệu với số lượng lớn. Trước đây, thư viện đã sử dụng phần mềm mã nguồn mở Dspace trong việc vận hành bộ sưu tập số, tuy nhiên do chưa có cán bộ chuyên trách và vấn đề bảo mật thông tin, quyền tác giả nên tài liệu số địa chí vẫn chưa phục vụ được nhu cầu tin của người dùng tin. Hiện nay, thư viện tỉnh Thanh Hóa sử dụng máy Scan HP scanjnet N6310; HP scanjnet 200 và phần mềm Adobe Photoshop 7.0 cho việc số hóa tài liệu.trình tạo lập và vận hành của bộ sưu tập số. Để bộ sưu tập số phát huy được hết tác dụng thì khi thực hiện tạo lập bộ sưu tập số, thư viện cần phải có hệ thống máy chủ đủ mạnh để đáp ứng việc lưu trữ, bảo quản, cung cấp dữ liệu và quản lý người dùng và các phần mềm hệ thống có bản quyền. Cũng như lựa chọn phần mềm quản lý tài liệu số hiệu quả nhằm tạo siêu dữ liệu, cho phép upload tài liệu từ máy trạm người dùng theo lô hoặc theo từng tài liệu riêng lẻ.

Trong thời gian tới, thư viện rất cần sự quan tâm đầu tư từ Ban Giám đốc trong việc mua sắm thêm các thiết bị công nghệ hiện đại hoặc có thể sử dụng dịch vụ số hóa của các cơ quan khác để đảm bảo số lượng tài liệu số địa chí đầy đủ. Thư viện cần có chính sách đầu tư mua thêm một số trang thiết bị như sau:

+ Nâng cấp phần mềm thư viện điện tử Ilib 3.5 lên Ilib 6.0;

+ Đưa các thành tựu khoa học vào ứng dụng trong thư viện như công nghệ RFID, công nghệ EM đáp ứng các yêu cầu của một Thư viện hiện đại;

+ Sử dụng công nghệ KIRTAS APT 1200, công nghệ này cùng với thiết bị BookScan APT 1200.

3.5. Đào tạo nâng cao cht lượng cán bộ t viện

Thư viện cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công tác số hóa tài liệu: Có chính sách đào tạo cán bộ thư viện, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nhất là các kỹ năng cần thiết cho quy trình làm việc với các trang thiết bị hiện đại, phần mềm thư viện điện tử, phần mềm hỗ trợ tìm kiếm toàn văn, các kỹ năng khai thác, tìm kiếm thông tin điện tử trong các cơ sở dữ liệu, trên mạng Internet

4. KẾT LUẬN

Nhìn chung, công tác số hóa tài liệu và xây dựng bộ sưu tập số của thư viện tỉnh Thanh Hóa đã bước đầu khởi sắc, tạo ra các bộ sưu tập gian, công sức của cán bộ thư viện cũng như người dùng tin trong quá trình phục vụ và sử dụng tài liệu địa chí. Đồng thời, lưu trữ được số lượng lớn tài liệu quý hiếm tránh được mọi nguyên nhân gây hư hỏng tài liệu. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại thư viện chúng tôi nhận thấy thư viện vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong công tác số hóa tài liệu và xây dựng bộ sưu tập số do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp rút ra từ kinh nghiệm thực tế và quá trình nghiên cứu tại thư viện, rất mong nhận được sự quan tâm của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ thư viện nhằm giữ gìn, bảo quản vốn tài liệu quý hiếm của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời giúp bạn đọc tiếp cận được nguồn thông tin số hóa, các bộ sưu tập số, cơ sở dữ liệu điện tử toàn văn một cách nhanh chóng, hiệu quả.

TÀI LIUTHAM KHẢO

  1.  Tào Ngọc Biên, Lê Thị Dương(2019),Hoạt động phục vụ thông tin lãnh đạo, quản  trong thời đại cuộc Cách mạng Công nghệ 0 tại thư viện tỉnh Thanh Hóa: K yếu Hội thảo khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  2. Nguyễn Thanh Mai (2019), Một số giải pháp số hóa  xây dựng các bộ sưu tập số nguồn tài liệu địa chí tại thư viện tỉnh Thanh Hóa: Sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện tỉnh Thanh Hóa.
  3. Thư viện tỉnh Thanh Hóa, http://thuvientinhthanhhoa.vn, truy cập ngày 10/09/2020.

 

Tác giả: ThS. Tào Ngọc Biên - ThS. Lê Thị Dương